1. Vai trò của việc trồng cây xanh trong khu công nghiệp
Tại các khu công nghiệp, không khí cũng như nguồn nước đều có nguy cơ cao bị ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc trồng cây xanh trong khu công nghiệp sẽ có tác dụng cản lại cũng như lọc được các chất độc hại, giảm bớt bụi bẩn trong không khí. Đồng thời, cây xanh trong khu công nghiệp còn giúp cho anh chị em nhân viên trong khu công nghiệp giảm sự oi bức của mùa hè, sống gần gũi với thiên nhiên hơn. Ngoài ra, cây xanh còn có giúp giảm khí thải nhà kính và góp phần bảo vệ môi trường.
Việc trồng cây xanh ở khu công nghiệp có tác dụng như sau:
- Tạo dựng nơi có chất lượng sống tốt
Với việc trồng cây xanh không chỉ mang đến môi trường sống xanh mà còn cải thiện "bộ mặt" của đô thị. Đặc biệt là ở các khu công nghiệp, lượng xe máy, máy móc công nghiệp thải ra không khí một lượng lớn CO2 và các loại khí độc hại khác. Do đó, trồng cây xanh có tác dụng hút CO2 và cung cấp 02 để ngăn chặn bụi bẩn, chất độc hại cũng như bảo vệ môi trường. Nhờ vậy mà không khí trở nên dễ chịu và trong lành hơn, cuộc sống cũng bớt căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm việc.
- Cây xanh giảm tiếng ồn
Những tán cây xanh ngoài quang hợp thì còn có tác dụng hấp thụ được âm thanh lớn. Những cây xanh sẽ hấp thụ sóng âm, làm âm thanh giảm xuống. Do vậy khi trồng cây xanh trong khu công nghiệp có thể giúp giảm tiếng ồn của máy móc công nghiệp.
- Cây xanh ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước
Tại các khu công nghiệp không chỉ xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí mà nguồn nước cũng có nguy cơ đe dọa bởi lượng nước thải từ các khu công nghiệp là rất lơn. Vì thế, cây xanh có vai trò lọc và tái tạo nguồn nước ngầm một cách tự nhiên đảm bảo nguồn nước an toàn cho người dân sử dụng.
Ảnh minh hoạ
2. Quy định về diện tích cây xanh trong khu công nghiệp
Quá trình công nghệ hóa hiện đại hóa, bên cạnh những lợi ích về phát triển kinh tế, đã để lại những mối lo ngại về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề cấp thiết là chuyển đổi từ mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái để phát triển bền vững hơn.
Tính đến hết năm 2021, có tớ 563 khu công nghiệp trên phạm vi cả nước (tính cả khu công nghiệp trong khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu) nằm trong Quy hoạch phát triển khu công nghiệp Việt Nam. Trong đó có 397 khu công nghiệp đã được thành lập, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 82,6 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp trên cả nước đạt khoảng 52,5%.
Tuy nhiên, sau một thời gian hình thành, phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải từ khu công nghiệp trong những năm gần đất rất lớn, tốc độ gia tăng cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ lĩnh vực khác. Tỷ lệ khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chiểm 66%, nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không vận hành, hoặc vận hành nhưng không hiệu quả, đang xuống cấp. Trong khi đó, theo ước tính khoảng 70% trong số hơn một triệu mét khối nước thải mỗi ngày phát sinh từ các khu công nghiệp xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý.
Hiện nay, có rất nhiều khu công nghiệp trên địa bàn cả nước được quy hoạch không bảo đảm diện tích cây xanh và xử lý chất thải nên môi trường bị phá hoại và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống. Nhiều địa phương có diện tích đất bê tông quá nhiều, khiến cho đất trở nên khô cằn và nhiễm độc chất thải. Với đặc thù các loại hình sản xuất đang hoạt động trong các khu công nghiệp nay như: luyện cán thép, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thép, bê tông, gia công cơ khí, dịch vụ và các ngành công nghiệp nặng khác, thì trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các nguồn chất thải như khói bụi, khí thải, nước thải, rác thải không thể tránh khỏi. Vì vậy, phát triển mảng xanh khu công nghiệp để làm sạch môi trường, giảm thiểu khí độc hại, giảm thiểu hiện tượng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu do tăng nhiệt độ tại các khu công nghiệp là giải pháp bảo vệ môi trường, tăng cường cảnh quan sinh thái phục vụ cho mục đích phát triển bền vững.
Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ xây dựng về ban hành quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, tỷ lệ tối thiểu đất cây xanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao được quy định tại Bảng 2.6, cụ thể như sau:
Đối với đất giao thông và đất cây xanh trong Bảng 2.6 không bao gồm đất giao thông, cây xanh trong khuôn viên lô đất các cơ sở sản xuất.
Còn tỷ lệ đất trồng cây xanh tối thiểu trong các lô đất xây dựng công trình nhà máy được quy định tại Bảng 2.11 trong thông tư trên như sau:
Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng của Bộ xây dựng, các khu công nghiệp phải dành tối thiểu 10% diện tích đất toàn khu để làm diện tích đất cây xanh. Và trong các khu công nghiệp, mỗi lô công trình hay cụ thể là mỗi doanh nghiệp hoạt động đều phải dành tối thiểu 20% diện tích đất trồng cây xanh trên toàn diện tích của mỗi lô đất xây dựng.
Quy định này nhằm làm giảm diện tích bê tông, giảm hiệu ứng nhà kính và hướng tới xây dựng cảnh quan sinh thái phục vụ mục đích phát triển công nghiệp bền vững.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng có nêu về khoảng cách an toàn về môi trường trong khu công nghiệp như sau:
- Việc xây dựng phải đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường của các đối tượng gây ô nhiễm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp là các nhà xưởng sản xuất, kho chứa vật liệu, thành phẩm, phế thải có tính chất độc hại và các công trình phụ trợ có phát sinh chất thải ngoài dân dụng khác;
- Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu công nghiệp, cụm công nghiệp với chiều rộng tối thiểu là 10m.
3. Các loại cây xanh được trồng trong khu công nghiệp
Đất cây xanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao gồm các loại đất cây xanh sử dụng cho toàn khu (có thể gồm công viên, vườn hoa, cây xanh cách ly, ...) theo quy hoạch, thiết kế của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đó, đảm bảo tỷ lệ tối thiếu theo quy chuẩn, yêu cầu về phân bố, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, môi trường.
Phủ xanh cho nhà máy, khu công nghiệp vừa tạo không gian xanh, vừa góp phần cải tạo môi trường sinh thái, ngăn chặn ô nhiễm. Do đó, trồng cây xanh trong khu công nghiệp đều cần những tiêu chuẩn như sau:
- Dựa theo điều kiện khí hậu thời tiết để lựa chọn cây trồng và bố trí hợp lý, phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhằm đảm bảo được sự an toàn cho người lao động và các khu vực xung quang. Đồng thời, trồng cây đáp ứng được các yêu cầu thẩm mỹ cấu tạo nên cảnh quan đẹp, bảo vệ môi trường.
- Bởi vì nhà máy, khu công nghiệp là khu vực có rất nhiều chất độc như N0, N02, CO, CO2. Do vậy nên áp dụng lối trồng cây theo dải cây cách ly cùng loại khi diện tích hẹp và hỗn hợp khi cần phải dải cách ly lớn.
- Trồng cây xanh cho nhà máy cần phải tuân thủ theo đúng luật quy hoạch nhà máy, khu công nghiệp được các cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Ngoài ra, còn có tiêu chuẩn về kích thước:
- Các cây xanh tiểu mộc có chiều cao tối thiều 2m, đường kính khoảng 5cm; đường kính bầu cây tối thiểu 40cm
- Các cây xanh đại mộc và trung bình mộc có chiều cao tối thiểu 3m, đường kính 6cm; đường kính bầu rễ của cây là 60cm
- Quy chuẩn chung phải đảm bảo được sự cân đối giữa 3 đối tượng: chiếu cao, đường kính rễ, đường kính bầu cây./.
Bảo My