30 năm phát triển các khu công nghiệp TP.HCM: Luôn chú trọng bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/10/2022 | 4:14:28 PM

QLMT - Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM đã có đóng góp lớn vào nền kinh tế.

Ngày 27/10, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp (Hepza) tổ chức Hội nghị tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM.

Hội nghị nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho giai đoạn những năm tiếp theo. Đồng thời, đánh giá mô hình hoạt động của Hepza; biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển của các KCX, KCN TP.HCM.

Ngày 25/11/1991, TP.HCM đánh dấu bước đầu tiên phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với dự án xây dựng KCX Tân Thuận.

Vượt qua những khó khăn thử thách, từ thành công của mô hình KCX Tân Thuận, lần lượt các KCX, KCN tại TP.HCM, cũng như hầu hết tỉnh, thành trong cả nước được thành lập. Sau 30 năm, TP.HCM có 3 KCX và 14 KCN đi vào hoạt động, góp phần thực hiện các mục tiêu thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó giải quyết việc làm, du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP.HCM phát triển.

Lũy kế đến tháng 9/2022, các KCX, KCN đã thu hút được 1.674 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,5 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 45%. Bình quân hàng năm, các KCX, KCN thu hút hơn 260 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng 58% vốn đầu tư nước ngoài của TP.HCM trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm của KCX, KCN đạt 7 tỷ USD, chiếm trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM. Trung bình, các KCX, KCN hàng năm nộp ngân sách Nhà nước hơn 22.000 tỷ đồng, chiếm 6% thu ngân sách thành phố (không kể dầu thô); giải quyết việc làm cho hơn 281.000 lao động, chiếm 6% lực lượng lao động của TP.HCM.

30 năm phát triển các khu công nghiệp TP.HCM: Luôn chú trọng bảo vệ môi trường
Ông Hứa Quốc Hưng, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (đứng thứ 4 từ trái sang phải) trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư vào KCN Đông Nam, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.

Luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Hepza rất quan tâm và chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.

Theo đó, hằng năm, Hepza đã phối hợp tổ chức tuyên tuyền các nội dung về BVMT và ứng phó biến đổi khí hậu, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nước và năng lượng tiết kiệm, nghiên cứu tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất, sản xuất bao bì thân thiện môi trường, vật liệu xây dựng xanh và các sản phẩm thân thiện môi trường khác. Đồng thời, tăng cường đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức quản lý, bảo vệ môi trường cho các nhân viên chuyên trách, chủ doanh nghiệp và công nhân để họ nâng cao nhận thức và có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Hepza đã thường xuyên kiểm tra việc thực hiện luật BVMT và tài nguyên nước của các đơn vị trong KCN và trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt nghiêm về môi trường.... Qua đó nâng cao ý thức cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải đầu tư hệ thống xử lý môi trường đồng bộ góp phần vào sự phát triển chung của đơn vị và khu công nghiệp.

Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới

Trước bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh trên mọi lĩnh vực; đặc biệt khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phục hồi sau đại dịch đã đặt ra cho các KCX, KCN của thành phố yêu cầu phải đổi mới.

Đầu tiên là tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghiệp xanh, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu; giảm công nghiệp thâm dụng lao động, thâm dụng đất đai, tăng các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ.

TP.HCM cũng cần tập trung xây dựng mới các KCN theo mô hình KCN chuyên ngành như công nghiệp dược, công nghệ thông tin, điện điện tử, cơ khí chế tạo, lương thực thực phẩm… gắn với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo nhằm phát triển bền vững các KCX, KCN.

Các KCX, KCN cần tăng dần tỷ suất thu hút đầu tư bình quân trên 1 ha đất, từ trung bình 6,23 triệu USD/ha lên 15 triệu USD/ha vào năm 2025. Đồng thời, nâng cao năng suất lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân, người lao động trong các KCX, KCN.

Duy Anh (T/h)

Tags khu công nghiệp TP.HCM Hepza Hội nghị tổng kết

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục