Sóc Trăng thu hút đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/8/2022 | 4:18:20 PM

UBND tỉnh Sóc Trăng đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 18 dự án và đã có 4 dự án điện gió vận hành thương mại với tổng công suất 110,8MW.

Sóc Trăng là địa phương có tiềm năng phát triển ngành năng lượng tái tạo với 72 km bờ biển để phát triển điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi. Đặc biệt, tỉnh cũng là nơi có cảng biển cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng với hạ tầng giao thông sớm được đồng bộ trong thời gian tới với tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cầu Đại Ngãi, tuyến đường bộ ven biển…

Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã đóng điện và đưa vào vận hành Trạm 110kV Khu công nghiệp An Nghiệp và đường dây đấu nối với công suất 40MVA; nâng công suất máy biến áp 1T trạm 110kV Đại Ngãi từ 25MVA lên 40MVA; tiếp tục triển khai thực hiện 9 dự án trạm biến áp và đường dây 110kV – 220kV.

UBND tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 18 dự án và đã có 4 dự án điện gió vận hành thương mại với tổng công suất 110,8MW. Dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ có 10 dự án điện gió đưa vào vận hành thương mại, đồng thời khởi công, thi công 4 dự án điện gió đã cấp chủ trương đầu tư.

Hiện nay, Sóc Trăng có 5 dự án kêu gọi đầu tư gồm: điện gió ngoài khơi Cù Lao Dung, địa điểm kêu gọi đầu tư ở khu vực biển huyện Cù Lao Dung, với quy mô 500MW; điện gió ngoài khơi xã Vĩnh Tân ở khu vực biển xã Vĩnh Tân, phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, với quy mô 200MW; điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải ở khu vực biển xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, với quy mô 800MW; điện gió ngoài khơi Vĩnh Châu 1 ở khu vực biển xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, với quy mô 2.600MW và điện gió ngoài khơi Vĩnh Châu 2 ở khu vực biển phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, với quy mô 1.000MW.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện để đẩy nhanh việc triển khai các dự án sản xuất điện và các dự án phát triển lưới điện trên địa bàn; trong đó, tỉnh tranh thủ để dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú thi công trở lại, đi vào vận hành trong thời gian sớm nhất; tham mưu thực hiện thủ tục chuyển đổi công năng đối với nhà máy Long Phú 2 và Long Phú 3 (khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận).

Cùng đó, tỉnh tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thành các dự án điện gió đưa vào vận hành thương mại; cuối năm 2023, lũy kế, có 9 dự án điện gió vận hành thương mại 100% công suất và 4 dự án khởi công, thi công; sớm hoàn chỉnh thủ tục để thu hút đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời, dự án điện sinh khối.

Mặt khác, Sóc Trăng đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hỗ trợ thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Bên cạnh đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường quan hệ, hợp tác trong khai thác ứng dụng khoa học, công nghệ trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngoài ra, Sóc Trăng cũng tranh thủ nguồn vốn của ngành điện để thực hiện các dự án lưới điện và kế hoạch xóa hộ câu phụ, hộ chưa có điện trên địa bàn; phối hợp với ngành điện lực đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất và điện sinh hoạt của nhân dân.

Theo TTXVN

Tags Sóc Trăng thu hút đầu tư năng lượng tái tạo điện gió

Các tin khác

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục