Hà Nội phấn đấu 100% các khu công nghiệp đều có nhà ở xã hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/7/2022 | 10:43:05 AM

QLMT - 100% đại biểu HĐND thành phố Hà Nội có mặt đã tán thành thông qua chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2030.

Nghị quyết đưa ra mục tiêu phát triển nhà ở: đến năm 2025 bảo đảm chỗ ở ổn định cho công nhân và phát triển nhà ở công nhân gắn liền với trách nhiệm của người sử dụng lao động, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, chính quyền địa phương và các tổ chức công đoàn; quy định nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Nghị quyết cũng đưa mục tiêu đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 32m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 33m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.


Quang cảnh kỳ họp HĐND Hà Nội

Về nhà ở xã hội, sẽ phát triển mới khoảng 5,55 triệu m2 sàn nhà ở; triển khai đầu tư xây dựng 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và chuẩn bị đầu tư đối với các khu còn lại. Phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động.

Về nhà ở tái định cư, sẽ phát triển mới khoảng 1,3 triệu m2 sàn nhà ở; nhà ở thương mại, sẽ phát triển mới khoảng 15,19 triệu m2 sàn nhà ở và nhà ở riêng lẻ sẽ phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm)...

HĐND thành phố Hà Nội cũng thông qua nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1).

Cụ thể, 9 cơ sở nhà, đất tại 12 quận đề xuất di dời gồm:

- Công ty In báo Nhân Dân Hà Nội;

- Công ty TNHH MTV In báo Hà Nội Mới;

- Nhà máy bia Hà Nội - Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội;

- Công ty TNHH MTV thuốc lá Thăng Long;

- Công ty TNHH MTV in và thương mại Thông tấn xã Việt Nam;

- Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội;

- Tổng kho xăng dầu Đức Giang;

- Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông Nghiệp;

- Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.

Duy Anh (T/h)

Tags khu công nghiệp nhà ở xã hội phát triển nhà ở

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục