QLMT - Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết UBND tỉnh đang xem xét để trình Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, thành lập thêm 8 khu công nghiệp mới với tổng diện tích gần 7.600 ha.
Ảnh minh hoạ
Ngày 24.3, Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết UBND tỉnh Đồng Nai đang xem xét để trình Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, thành lập thêm 8 khu công nghiệp: gồm Long Đức (giai đoạn 2), Long Đức 3, Bàu Cạn - Tân Hiệp, Xuân Quế - Sông Nhạn, Phước Bình 2, Cẩm Mỹ và Amata mở rộng giai đoạn IIIB. Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Đồng Nai sẽ có thêm khoảng 7.573 ha đất khu công nghiệp.
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, hiện diện tích đất công nghiệp chưa cho thuê còn khoảng 1.095,8 ha. Tuy nhiên trên thực tế quỹ đất không còn nhiều, lí do còn vướng bồi thường giải tỏa, một phần chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Về tình hình thu hút đầu tư, từ đầu năm Đồng Nai thu hút được thêm 6 dự án đầu tư mới FDI với số vốn đầu tư đăng ký là 76,05 triệu USD; và 2 dự án đầu tư trong nước với số vốn 160 tỷ đồng (tương đương 7 triệu USD).
Bên cạnh đó còn có 15 dự án FDI tăng vốn với số vốn tăng thêm là 65,84 triệu USD và 1 dự án trong nước tăng 74,29 tỷ đồng (tương đương 3,25 triệu USD).
Trong năm 2022, Đồng Nai đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư khoảng 800 triệu USD và 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên qua dự báo thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh tác động của tình hình dịch bệnh Covid-19, mới đây Ban quản lý các KCN Đồng Nai đã đề xuất UBND tỉnh giảm mục tiêu xuống còn khoảng 700 triệu USD và 2.000 tỷ đồng,
Đến nay, Đồng Nai có 32 khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút đầu tư từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số 2.010 dự án. Gồm 1.378 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 26.696,71 triệu USD, 632 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 69.098,12 tỷ đồng. Các quốc gia đầu tư đứng đầu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan./.
PV(T/h)
Tags
Đồng Nai
khu công nghiệp
chủ trương đầu tư
Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...
Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.
Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.