Ban quản lý các Khu công nghiệp và KCX Hà Nội: Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/3/2022 | 6:29:16 PM

QLMT - Với chức năng, nhiệm vụ được giao, những năm qua Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) và chế xuất Hà Nội đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước về lao động tại các KCN.

Báo cáo của Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cho biết, TP. Hà Nội hiện có 10 KCN, trong đó 9 KCN đang hoạt động với số dự án thứ phát là hơn 700, trong đó có 303 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn đăng ký trên 6,43 tỷ USD; trên 399 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký gần 18.000 tỷ đồng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN và chế xuất Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ các ngành như: Điện - điện tử chiếm 50%, công nghiệp cơ khí chế tạo 25%, các ngành công nghiệp khác 25% (dược phẩm, chế biến nông sản, may mặc, công nghiệp in...), qua đó thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp đang được ưu tiên của Thành phố, góp phần cùng Thành phố nhiều năm dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư. Có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại các KCN, trong đó Nhật Bản chiếm trên 60% tổng vốn đăng ký đầu tư. Năm 2021, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN vẫn tăng trưởng khá. Cụ thể, doanh thu đạt 7.775 triệu USD, bằng 102,3% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước 239 triệu USD, đạt 101,7% kế hoạch năm; kim ngạch nhập khẩu các KCN ước đạt 4104 triệu USD, đạt 102,5% kế hoạch năm.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng Quản lý doanh nghiệp cho biết: "Hiện Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đang thực hiện quản lý nhà nước về lao động theo nhiệm vụ được ủy quyền của UBND Thành phố và Sở LĐ-TB&XH. Cụ thể, UBND Thành phố ủy quyền các nhiệm vụ nhận thông báo cho thôi việc nhiều người lao động của doanh nghiệp trong KCN; tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong KCN về nhu cầu, báo cáo thay đổi nhu cầu sử dụng lao động… Sở LĐ-TB&XH ủy quyền tổ chức đăng ký nội quy lao động; báo cáo sử dụng lao động, lao động nước ngoài, thay đổi lao động; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động; xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động…”.


Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức các chuyến xe cho người lao động về quê ăn Tết Nhân Dần 2022.

Ban quản lý đang trực tiếp giải quyết 7 thủ tục hành chính về lĩnh vực lao động đối với doanh nghiệp trong KCN theo cơ chế "một cửa”. Trong năm 2021, đơn vị cũng đã xác nhận 50 bộ nội quy lao động; tiếp nhận 45 thỏa ước lao động tập thể; cấp 683 Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc trong KCN, trong đó, cấp mới 530; cấp lại 130; không thuộc diện cấp 23; chấp thuận 790 vị trí sử dụng lao động nước ngoài cho các doanh nghiệp KCN. Về công tác giải quyết tranh chấp giữa lao động và doanh nghiệp, với vai trò quản lý trực tiếp, tiếp cận sớm nhất nên khi có nguy cơ tranh chấp đã được Ban quản lý giải quyết dứt điểm. Thông qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động hàng năm, trình độ, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động được nâng cao, từ đó giảm thiểu được các vụ việc tranh chấp lao động qua từng năm. Cụ thể, năm 2015 có 12 vụ; 2016 có 10 vụ; 2017 có 5 vụ; 2018 có 4 vụ; 2019 có 5 vụ; 2020 và 2021 có 3 vụ. Các vụ việc tranh chấp lao động không phức tạp, chủ yếu về lợi ích như thưởng, phụ cấp…

Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện tốt hỗ trợ cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giúp họ yên tâm làm việc. "Đến nay, tình hình lao động tại các KCN cơ bản ổn định, tăng trưởng qua các năm. Bình quân mỗi năm tăng 3000 - 4000 lao động mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tính đến hết năm 2021 tại 9 KCN của Hà Nội có 165.000 người, trong đó lao động nước ngoài khoảng 1.200 người. Để làm tốt công tác quản lý về lao động, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội thường xuyên cử cán bộ nắm bắt, giám sát tình hình trả lương, thưởng của các doanh nghiệp đối với người lao động; đảm bảo các doanh nghiệp tại các KCN không có tình trạng nợ lương, chậm lương người lao động. Cùng đó, đơn vị phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức khảo sát nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp…”, ông Thuận thông tin.

Có thể nói, việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý các KCN thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong KCN giúp cho việc triển khai các quy định quản lý nhà nước về lao động tại các KCN được nhanh chóng, hiệu quả; việc nắm bắt, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật được kịp thời; công tác chấn chỉnh những sai phạm của người lao động, đảm bảo các quyền lợi của người lao động làm việc trong KCN được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.



Nguồn Dân Sinh

Tags Ban quản lý các Khu công nghiệp và KCX Hà Nội KCN doanh nghiệp

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục