Thành lập 3 khu công nghiệp mới tại Thừa Thiên Huế

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/11/2021 | 9:57:54 AM

QLMT - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có các quyết định về việc thành lập 3 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV, Khu công nghiệp Gilimex, Khu công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 1.



Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV

Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1 có quy mô diện tích khoảng 85,87 ha; địa điểm thuộc Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ. Phía Bắc giáp đường tránh phía Tây TP. Huế; Phía Nam giáp Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV đợt 2; Phía Tây giáp sông Phú Bài và đường dân sinh nối ra tỉnh lộ 15; Phía Đông giáp khu dân cư xã Thuỷ Phù.

Chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp. Tổng vốn đầu tư khoảng 127,494 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của khu công nghiệp là 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư.

Tổ chức và hoạt động của khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan. UBND tỉnh giao Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp có trách nhiệm tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt và quy định của pháp luật liên quan.

Khu công nghiệp Gilimex 

Khu công nghiệp Gilimex (thị xã Hương Thuỷ), có địa điểm thuộc Khu công nghiệp Phú Bài. Phạm vi ranh giới như sau:

Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn III thuộc Phía Đông Bắc giáp đường sắt Bắc - Nam; Phía Tây Nam giáp đường quy hoạch 32m; Phía Đông Nam giáp Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn II; Phía Tây Bắc giáp đường Nam Cao và các hộ dân.

Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV đợt 2: Phía Bắc giáp Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV - đợt 1; Phía Nam giáp đồi núi, hồ Khe Lời, đường dân sinh và sông Ông Giá; Phía Ðông giáp khu dân cư xã Thuỷ Phù; Phía Tây giáp đồi núi và Tỉnh lộ 15.

Quy mô diện tích khoảng 460,85 ha. Chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là Công ty CP Khu công nghiệp Gilimex. Tổng vốn đầu tư khoảng 2.614 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của khu công nghiệp là 50 năm kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Tổ chức và hoạt động của khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan. UBND tỉnh giao Công ty CP Khu công nghiệp Gilimex có trách nhiệm tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt và quy định của pháp luật liên quan.

Khu công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 1

Khu công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 1 (thị xã Hương Trà) có quy mô diện tích khoảng 37,6 ha. Chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là Công ty Cổ phần Hello Quốc tế Việt Nam. Tổng vốn đầu tư khoảng 210.000.000.000 đồng. Thời hạn hoạt động của khu công nghiệp là 50 năm, kể từ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (ngày 09/01/2014).

Tổ chức và hoạt động của khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan. UBND tỉnh giao Công ty Cổ phần Hello Quốc tế Việt Nam có trách nhiệm tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt và quy định của pháp luật liên quan.

Bắc Lãm


Tags khu công nghiệp Thừa Thiên Huế

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục