Hà Nội: bỏ "3 tại chỗ" cho các khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/9/2021 | 2:46:45 PM

QLMT - Ngày 28/9, Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) và Chế xuất Hà Nội cho biết, đơn vị vừa có phương án sản xuất an toàn trong tình hình mới gửi các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Trong đó, nới lỏng một số biện pháp phòng chống dịch trong trạng thái "bình thường mới" và bỏ áp dụng phương án "3 tại chỗ".

Hà Nội: bỏ
Ảnh minh hoạ. ITN

Đối với các doanh nghiệp trong các KCN, Ban quản lý đề nghị các doanh nghiệp thành lập tổ xét nghiệm tự nguyện tại doanh nghiệp, phối hợp với các đơn vị đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm Covid-19 cho người lao động định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các doanh nghiệp chưa có bộ phận y tế có thể phân công cán bộ làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định 39/2016 của Chính phủ.

Quản lý chặt chẽ người lao động làm việc tại doanh nghiệp, phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát di biến động của người lao động, báo cáo tăng, giảm lao động đến Ban quản lý, UBND các quận, huyện nơi hoạt động. Chủ động xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án ứng phó khi có các trường hợp ho, sốt, khó thở, F1, F2, ca mắc Covid-19 phù hợp tình hình hoạt động sản xuất an toàn và tổ chức diễn tập tại doanh nghiệp.

Đối với lao động đang cư trú tại các tỉnh thành phố khác phải tổ chức đưa đón tập trung. Khuyến khích lao động ngoại tỉnh ở lại tạm thời Hà Nội, hạn chế tối đa việc di chuyển giữa các tỉnh. Đối với lao động lưu trú trên địa bàn Hà Nội ở các vùng có nguy cơ cao (vùng đỏ theo quy định trước đây) phải tạm dừng sử dụng lao động hoặc phải thực hiện "3 tại chỗ" nếu có nhu cầu sử dụng.

Trường hợp nơi lưu trú của lao động có ca F0 hoặc bản thân có lịch sử tiếp xúc với người nghi nhiễm SARS-CoV-2 thì tuyệt đối không đến doanh nghiệp. Trường hợp cố tình vi phạm làm lây lan dịch vào doanh nghiệp thì người lao động chịu hoàn toàn trách nhiệm trước người sử dụng lao động và trước pháp luật.

Bắc Lãm 


Tags khu công nghiệp Hà Nội 3 tại chỗ bình thường mới Covid-19

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục