Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giảm gần 100 ha diện tích KCN Sông Trà và Phúc Khánh
- Cập nhật: Thứ sáu, 17/9/2021 | 9:19:41 AM
QLMT - Ngày 15/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1174/TTg-CN đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh giảm diện tích khu công nghiệp (KCN) Phúc Khánh từ 200 ha xuống còn 159,03 ha và giảm diện tích từ 200 ha xuống còn 150,48 ha.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Phúc Khánh
Văn bản 1174/TTg- CN nêu rõ, UBND tỉnh Thái Bình chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các thông tin, số liệu nêu tại báo cáo điều chỉnh giảm diện tích khu công nghiệp (KCN) Phúc Khánh và khu công nghiệp Sông Trà tại địa bàn tỉnh; đảm bảo hiện trạng khu vực quy hoạch 2 KCN này được đề nghị điều chỉnh giảm chưa triển khai đầu tư, chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án điều chỉnh quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn tỉnh trong nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch; không để xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện.
Các KCN khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam được phê duyệt tại các văn bản số 1069/TTg-CN ngày 17/8/2018 và số 1816/TTg-KTN ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ không thay đổi.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Sông Trà
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của các Bộ ngành, tỉnh Thái Bình phải chịu trách nhiệm về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đảm bảo diện tích đưa ra khỏi quy hoạch KCN được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và không thất thoát ngân sách nhà nước; tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, đất đai, nhà ở, đầu tư và pháp luật có liên quan trong việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án tại diện tích đất đưa ra ngoài quy hoạch KCN. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng và thu hút các dự án thứ cấp đối với phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê còn lại; giám sát và có giải pháp đẩy nhanh đầu tư xây dựng phần còn lại của KCN Sông Trà và các KCN khác trên địa bàn; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển hạ tầng chậm triển khai thực hiện hoặc gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, tính khả thi của quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn.
Để thực hiện hiệu quả quy hoạch trên, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan giám sát việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật; Bộ Tài chính giám sát việc thu tiền sử dụng đất trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo không gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Trần Phú Minh
Tags Thủ tướng Chính phủ văn bản số 1174/TTg-CN Bộ Kế hoạch và Đầu tư giảm diện tích KCN
Các tin khác
Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...
Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.
Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.