Thủ tướng thành lập Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy các dự án đầu tư

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/7/2021 | 11:27:24 AM

Tổ công tác đặc biệt về rà soát, tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương sẽ do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm tổ trưởng.

Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản và ADB đang phải dừng thi công do thiếu vốn.
Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản và ADB đang phải dừng thi công do thiếu vốn.

Ngày 16-7-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1242/QĐ – TTG thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương trên cơ sở tổ chức lại Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài được thành lập theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm tổ trưởng; tổ phó thường trực Tổ công tác là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; các tổ phó Tổ công tác là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Các thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Thủ trưởng các bộ, cơ quan có trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo bộ, cơ quan tham gia Tổ công tác và gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Quyết định số 242, nhiệm vụ của Tổ công tác là tổ chức rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành, địa phương; giải thích, hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật;

Tổ công tác còn có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư; đề xuất hướng xử lý những vướng mắc thuộc chức năng của các cấp có thẩm quyền; đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương;

Bên cạnh đó, Tổ công tác còn được giao nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới; chủ động tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, có công nghệ cao  nhằm vận động, xúc tiến đầu tư.

Đặc biệt, Tổ công tác còn thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án có chất lượng, quy mô vốn lớn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang tìm hiểu cơ hội đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt nam;

"Định kỳ hằng quý hoặc trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả, tiến độ, hướng xử lý nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiến nghị khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan”, Quyết định số 1242 nêu rõ.

Được biết, các dự án thuộc phạm vi nhiệm vụ rà soát của Tổ công tác gồm: Dự án đầu tư công (bao gồm dự án ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài); Dự án đầu tư kinh doanh (bao gồm dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI); Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Phạm vi rà soát của Tổ công tác không bao gồm các dự án đang được các tổ công tác, ban chỉ đạo khác chỉ đạo thực hiện.

Theo Báo Đầu tư

Tags Thủ tướng Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy dự án đầu tư Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh rà soát tháo gỡ vướng mắc

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục