Thành lập 2 cụm công nghiệp mới tại Thái Nguyên

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/6/2021 | 4:00:24 PM

QLMT - Dự kiến từ nay đến 2023, Thái Nguyên sẽ có 2 cụm công nghiệp mới đi vào hoạt động, đó là Cụm công nghiệp Yên Lạc và Cụm công nghiệp Quang Sơn 1.

Ngày 19-5 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã ký 02 Quyết định về việc thành lập 02 cụm công nghiệp mới là Cụm công nghiệp Yên Lạc và Cụm công nghiệp Quang Sơn 1.

Theo đó, Cụm công nghiệp Yên Lạc sẽ được xây dựng trên địa bàn xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với diện tích 25.6 ha, thu hút các dự án chế biến gỗ, nông sản, lâm sản, dệt may, da giầy, công nghiệp hỗ trợ, tiểu thủ công nghiệp khác phù hợp với quy hoạch của địa phương.

Chủ đầu tư Cụm công nghiệp Yên Lạc là Công ty TNHH Cơ khí xây dựng và kinh doanh thương mại Công Hà. Tổng số vốn đầu tư 225.388 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 17.8 %, còn lại là vốn vay ngân hàng thương mại, vốn huy động hợp pháp khác. 

Cụm công nghiệp Quang Sơn 1 (khu A) đặt tại thôn Đồng Thu, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có diện tích 15,3 ha do Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất CACO3 Quang Sơn làm chủ đầu tư. 

Cụm công nghiệp Quang Sơn 1 có tổng số vốn đầu tư là 75.006 tỷ đồng, trong đó vốn của chủ sở hữu chiếm 20%, vốn vay ngân hàng thương mại chiếm 80%. 

Khi đi vào hoạt động, Cụm công nghiệp Quang Sơn 1 sẽ phục vụ các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, công nghiệp gia công và các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khác.

Tiến độ thực hiện cả 2 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên từ năm 2021 đến hết năm 2023. Thời gian hoạt động dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 50 năm kể từ ngày quyết định thành lập Cụm công nghiệp có hiệu lực. 

Trong quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện, các quyết định đều nêu rõ, chủ đầu tư cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về đánh giá tác động môi trường của dự án, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thu gom nước thải và hệ thống thu gom nước mặt tách rời, chất thải rắn công nghiệp và đảm bảo các quy định về hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hoàn trả các công trình thuỷ lợi của khu vực (nếu có).  

HÀ THẮM


Tags Thái Nguyên cụm công nghiệp khu công nghiệp Cụm công nghiệp Yên Lạc Cụm công nghiệp Quang Sơn 1

Các tin khác

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Việc xây dựng môi trường, tạo cảnh quan xanh tại Khu Công nghiệp (KCN) Long Đức (Trà Vinh) là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần xây dựng “lá phổi xanh” vừa nâng cao sức khỏe cho công nhân và người lao động cũng như cộng đồng dân cư xung quanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục