QLMT - Sáng 14-5, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2021.
Tham gia tập huấn có 23 người là cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động phụ trách công tác phòng chống dịch Covid - 19, người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp; cán bộ, chuyên viên Phòng Quản lý doanh nghiệp, Ban quản lý các khu công nghiệp.
Hội nghị tập huấn
Tại Hội nghị, các bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phổ biến nội dung Quyết định 2194/2020/QĐ-BCĐQG ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc ban hành hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động; hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 cho người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ y tế cơ sở; hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn, xử trí khi có trường hợp ho, sốt, khó thở, phân luồng khi có người lao động bị nhiễm Covid-19 và đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc.
Hội nghị nhằm nâng cao kiến thức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động và người sử dụng lao động nhằm phòng, tránh tốt nhất nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc.
Trước đó, Bộ Y tế ghi nhận nhiều ca nhiễm trong nước với nhiều ca là công nhân khiến cơ quan chức năng lo ngại nguy cơ dịch lây lan ở các khu công nghiệp.
Với số lượng công nhân tập trung đông, các nhà máy, xí nghiệp và các khu công nghiệp được đánh giá là nơi dễ bùng phát dịch, chỉ sau các bệnh viện. Nhất là trong bối cảnh chủng virus mới từ Ấn Độ tốc độ lây lan nhanh hơn.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo chống Covid-19 quốc gia cũng đã chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến với Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, ngày 12-5: "Xung yếu nhất trong phòng chống dịch bệnh là bệnh viện, sau đó đến các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt trong khu công nghiệp".
Diệp Anh
Tags
Yên Bái
Covid–19
KCN
tập huấn
hội nghị
Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...
Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.
Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.