Lựa chọn 8 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để đầu tư phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/12/2020 | 9:54:58 AM

QLMT - Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025.

kinhtetrongdiem
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)

Khu kinh tế cửa khẩu gồm: Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh); Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo hướng dẫn các địa phương nâng cao vai trò định hướng, dẫn dắt của nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nhằm thu hút và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho sự phát triển bền vững của các Khu kinh tế cửa khẩu.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, chuẩn bị và thẩm định hồ sơ dự án/công trình đầu tư kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn giai đoạn 2021 – 2025.

Đồng thời, nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các địa phương trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các Khu kinh tế cửa khẩu, đặc biệt là 8 Khu kinh tế cửa khẩu có vai trò quan trọng trong hệ thống các Khu kinh tế cửa khẩu của cả nước; nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các cơ quan liên quan đến Khu kinh tế cửa khẩu để nguồn vốn ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và bảo đảm tiến độ giải ngân, xây dựng dự án/công trình.

Đối với các địa phương có 8 Khu kinh tế cửa khẩu ưu tiên tập trung đầu tư nêu trên, tỉnh có trách nhiệm cân đối vốn cho 8 Khu kinh tế cửa khẩu ưu tiên tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 trong tổng số vốn ngân sách Trung ương đã thông báo cho địa phương, đảm bảo theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định hiện hành.

Theo Khánh Diệp/Báo Xây dựng

Tags khu kinh tế trọng điểm cửa khẩu kinh tế phát triển kinh tế trọng điểm

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục