Khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường tại tỉnh Hưng Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/10/2023 | 2:15:39 PM

QLMT - Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam vừa phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên tổ chức Lễ Khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tạ Thị Thúy.

Ngày 18/10/2023, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên tổ chức Khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tạ Thị Thúy tại thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Chị Tạ Thị Thúy, sinh năm 1979 là công nhân đội vệ sinh môi trường thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên được khoảng 20 năm nay, có một con trai đang học lớp 3 chồng chị Thúy sinh năm 1970 là người địa phương, sức khỏe yếu, khả năng lao động thấp nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay 2 mẹ con chị Thúy phải thuê trọ tại thành phố Hưng Yên để đảm bảo công việc thu dọn vệ sinh đường phố vào ban đêm, ban ngày lại tranh thủ đi mấy chục km về lo việc gia đình.


Đơn vị thi công phá dỡ ngôi nhà cũ của gia đình chị Tạ Thị Thuý.

Tại buổi lễ 25 năm xuất bản số báo đầu tiên (14/8/1998-14/8/2023), Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên đã trao tặng 100 triệu đồng cho chị Tạ Thị Thúy để hỗ trợ gia đình chị xây dựng nhà.

Tiếp nhận số tiền hỗ trợ làm nhà tình nghĩa trên, chị Tạ Thị Thúy và gia đình xúc động gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Ban lãnh đạo, Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên đã có việc làm rất ý nghĩa, quan tâm, hỗ trợ kịp thời đối với gia đình.

Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát, nhận thấy ngôi nhà gia đình chị Thúy đang ở là của ông bà bên nhà chồng để lại, nhà xây từ khá lâu, lần sửa chữa gần nhất vào năm 1976 nên không thể sửa chữa mà phải xây mới, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam quyết tâm xin thêm tài trợ từ các doanh nghiệp, cá nhân bằng tiền và vật liệu xây dựng thêm 150 triệu đồng nữa, tổng số tiền hỗ trợ lên tới 250 triệu đồng.

Căn nhà xây mới của chị Thúy và bếp có diện tích khoảng 80m2, ngoài ra sửa lại nhà vệ sinh, thay mới thiết bị vệ sinh, nâng cao, láng lại xi măng sân và cổng khoảng 100m2. Thiết kế mới của nhà được chia làm 3 phòng gồm có 1 phòng khách và 2 phòng ngủ, Tạp chí trực tiếp đứng ra thuê thợ và điều hành toàn bộ việc cung cấp vật liệu xây nhà cho chị Tạ Thị Thúy.


Gia đình chị Tạ Thị Thúy đang làm lễ động thổ xây nhà trên nền đất cũ.

Dự kiến gia đình chị Tạ Thị Thúy sẽ có nhà mới vào dịp trước Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.

Được biết, đây là một trong 7 căn nhà tình nghĩa do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với các nhà tài trợ trao tặng trong năm 2023, trong đó đã trao cho 5 công nhân môi trường có hoàn cảnh khó khăn tại các đơn vị gồm: Công ty Cổ phần Quản lý Công trình đô thị Bắc Giang, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Tiên Yên và 2 căn cho Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La và 1 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Nghệ An trị giá 200 triệu đồng; 2 căn nhà trị giá 150 triệu đồng/căn và 3 căn nhà trị giá 100 triệu đồng/căn, riêng căn của chị Tạ Thị Thúy công nhân thuộc Công ty TNHH MTV và Công trình đô thị Hưng Yên trị giá 250 triệu đồng. Tổng trị giá 7 căn nhà tình nghĩa trao năm 2023, tính đến thời điểm hiện tại là 1,05 tỷ đồng.


Gia đình chị Tạ Thị Thúy và 1 số nhà tài trợ xây nhà tình nghĩa

Như vậy, kể từ năm 2017 đến nay Chương trình Cây chổi vàng đã trao giải thưởng cho hàng trăm cá nhân là các công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu, có hoàn cảnh khó khăn và thời gian gắn bó với các công ty môi trường trên toàn quốc; Xây 33 nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng./.

ĐĂNG THÁI

Các tin khác

Sau gần 4 năm triển khai mô hình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Du, chương trình đã thu gom được trên 56 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với 5,6 triệu vỏ hộp sữa.

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục