Khởi công xây dựng nhà tình nghĩa tại Hải Phòng

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/10/2023 | 3:40:45 PM

QLMT - Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp UBND xã Dũng Tiến vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa tại thành phố Hải Phòng cho ông Phạm Văn Vẽ, là trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Dũng Tiến (huyện Vĩnh Bảo).

Công trình được xây trên nền nhà cũ, có diện tích 70m2, dự kiến hoàn thành cuối năm 2023
Công trình được xây trên nền nhà cũ, có diện tích 70m2, dự kiến hoàn thành cuối năm 2023. Ảnh: Phạm Thuyên.

Thời gian qua, Chương trình hỗ trợ xây dựng "Nhà tĩnh nghĩa” cho công nhân ngành vệ sinh môi trường do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam khởi xướng, cùng với sự đóng góp tích cực của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đã trao tặng hàng chục mái ấm cho công nhân vệ sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Chương trình đã trở thành một hoạt động hết sức ý nghĩa, thể hiện tính nhân văn cao quý, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thắp lên niềm tin trong cuộc sống cho những công nhân và gia đình có điều kiện xây sửa lại căn nhà, điều ước ao mà bấy lâu họ chưa thực hiện được.

Với ý nghĩa đó, sáng 5/10, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại thành phố Hải Phòng. Trường hợp được trao tặng mái ấm lần này là ông Phạm Văn Vẽ (tên thường gọi là Phạm Văn Gang), sinh năm 1951, trú tại thôn 2, Đồng Quan, xã Dũng Tiến.

Nhà báo Nguyễn Văn Thức - đại diện Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng lãnh đạo UBND xã Dũng Tiến và gia đình ông Phạm Văn Vẽ tại Lễ khởi công
Nhà báo Nguyễn Văn Thức - đại diện Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng lãnh đạo UBND xã Dũng Tiến và gia đình ông Phạm Văn Vẽ tại Lễ khởi công. Ảnh: Phạm Thuyên.

Ông Phạm Văn Vẽ không phải là công nhân của ngành vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình lại vô cùng éo le khi ông Vẽ có con trai bị tai nạn giao thông, sống thực vật nhiều năm liền, còn vợ ông bị bệnh ung thư. Sau nhiều năm chữa trị, chăm sóc, gần đây, cả vợ và con trai của ông đều lần lượt qua đời. Bản thân ông Vẽ tuổi đã cao, không có việc làm ổn định, lại đau ốm thương xuyên. Hiện ông sống một mình trong căn nhà cấp 4 xiêu vẹo, dột nát, không bảo đảm an toàn khi mùa mưa bão đến.  

Trước hoàn cảnh éo le của ông Vẽ, phối hợp với UBND xã Dũng Tiến, Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam đã kêu gọi các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trên địa bàn thành phố Hải Phòng cùng gia đình, người thân của ông Vẽ chung tay xây dựng lại căn nhà, giúp tuổi già của ông được an yên hơn. Công trình nhà tình nghĩa có diện tích 70m2, dự kiến, sẽ hoàn thành vào tháng 11 (âm lịch).

Ông Phạm Văn Vẽ cùng các phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Ông Phạm Văn Vẽ cùng các phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam. Ảnh: Phạm Thuyên.

Xúc động trước nghĩa cử trên, ông Phạm Văn Vẽ nói lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến UBND xã Dũng Tiến, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các nhà hảo tâm đã có việc làm ý nghĩa, kịp thời quan tâm, hỗ trợ đối với gia đình.

Đây là căn nhà tình nghĩa thứ 7 được Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với các nhà tài trợ trao tặng trong năm 2023. Trong đó, trao cho 6 công nhân môi trường có hoàn cảnh khó khăn tại các đơn vị gồm: công ty Cổ phần Quản lý Công trình đô thị Bắc Giang; công ty TNHH MTV Môi trường và công trình Đô thị Hưng Yên, công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Tiên Yên; 2 căn cho công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La; 1 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Nghệ An. Các căn hộ có giá trị từ 100 triệu, 150 triệu đến 200 triệu đồng/căn. Tổng trị giá 7 căn nhà tình nghĩa trao trong năm 2023 là 900 triệu đồng.

Kể từ năm 2017 đến nay Chương trình Cây chổi vàng đã trao giải thưởng hàng trăm cá nhân là các công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu, khó khăn về kinh tế và thời gian gắn bó với các công ty môi trường trên toàn quốc; Xây 33 nhà tình nghĩa cho cho các hộ gia đình, những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổng trị giá gần 5 tỷ đồng.

KHẢI ANH

Tags nhà tình nghĩa Hải Phòng Cây chổi vàng

Các tin khác

Sau gần 4 năm triển khai mô hình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Du, chương trình đã thu gom được trên 56 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với 5,6 triệu vỏ hộp sữa.

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục