Lào Cai: Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 95%

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/5/2023 | 4:11:45 PM

QLMT - Trong những năm qua, do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và dân số gia tăng, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng, đang trở thành áp lực đối với môi trường tỉnh Lào Cai.

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 1296/UBND-TNMT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, năm 2022, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị tỉnh Lào Cai duy trì ở mức cao, đạt trên 95% và tại khu vực nông thôn là 80%. Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Lào Cai khoảng 140.741 tấn/năm. Thu gom, xử lý 125.489 tấn, bình quân toàn tỉnh đạt 89,16%. Tỷ lệ phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt 62%.



Chung tay bảo vệ môi trường ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Nội dung văn bản số 1296/UBND-TNM, ngày 28/3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu: UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện quyết liệt khắc phục các tồn tại về bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 11/NQ-TT.HĐND ngày 13/7/2022 của HĐND tỉnh về tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Chủ động cân đối, bố trí ngân sách cấp huyện cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn. Bố trí quỹ đất cho các điểm tập kết rác và nghiên cứu đầu tư hoặc thu hút các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt, sử dụng các công nghệ hiện đại, hạn chế việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp đáp ứng mục tiêu, lộ trình về quản lý chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Rà soát, nghiên cứu đề xuất đầu tư lò đốt rác để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các điểm, cụm xã. Rà soát, đánh giá đúng thực trạng hiệu quả công tác đầu tư, quản lý, quy trình vận hành đối với những bãi chôn lấp rác, lò đốt rác tập trung tại địa phương để kịp thời xử lý những vướng mắc, bất cập. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quản lý chất thải rắn, chất thải rắn xây dựng trên địa bàn.

Tăng cường công tác tuyền truyền, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng cao để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, xây dựng kế hoạch và lộ trình từ hạn chế đến chấm dứt tình trạng xả rác bừa bãi, chăn nuôi nhỏ lẻ không hợp vệ sinh trên địa bàn.

Thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động xả thải, vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường; phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải trong công tác thu tiền dịch vụ từ các tổ chức, cá nhân để đảm bảo thu đúng, thu đủ số phải thu theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu đề xuất, tham mưu UBND tỉnh ban hành quy hoạch, cơ chế chính sách, kinh phí hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải… Trong đó, quan tâm ưu tiên bố trí quỹ đất cho các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch các bãi xử lý chất thải. Việc điều chỉnh Quy hoạch cần phải tính đến nguồn lực, mang tính lâu dài, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngành nông nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các hoạt động quản lý, kinh doanh và sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thủy sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, chôn lấp, tiêu hủy động vật.

Lâm Hà 

Tags Lào Cai Tỷ lệ thu gom Xử lý chất thải rắn Đạt 95%

Các tin khác

Trong thời gian tới, UBND huyện Tháp Mười chỉ đạo các ngành liên quan đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cả về nội dung và hình thức.

Sau gần 4 năm triển khai mô hình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Du, chương trình đã thu gom được trên 56 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với 5,6 triệu vỏ hộp sữa.

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục