Mô hình mới thu gom rác trên sông

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/6/2021 | 4:37:16 PM

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ, hiện nay, mỗi ngày, có khoảng 650 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom đạt tỷ lệ từ 85 đến 90%, đồng nghĩa với gần 10% lượng rác thải do người dân tự chôn lấp, tự đốt, nguy hại hơn đã có nhiều người tự vứt bừa bãi trên sông rạch gây ách tắc dòng chảy và ô nhiễm môi trường.

Mô hình mới đầy lạc quan

Bà Nguyễn Thu Hà, người dân sinh sống cạnh cầu Quang Trung (Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) phấn khởi nói:" Từ trước đến giờ, đâu có thấy tàu lấy rác trên sông bao giờ, nay đã thấy tận mắt tàu này quá đẹp, hiện đại, quy mô và hoàn toàn tự động, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Hy vọng rác thải trôi nổi trên sẽ được thu gom hết tạo ấn tượng đẹp cho sông nước Tây Đô”.

Có được thiết bị là nhờ sự nỗ lực của dự án "Thu gom tự động rác nổi trên sông tại TP. Cần Thơ” do Tổ chức Làm sạch biển (TOC) của Hà Lan viện trợ không hoàn lại với mục tiêu đặt ra là ngăn chặn và thu gom rác thải nhựa trôi nổi trên sông Cần Thơ, tạo được an toàn cho nguồn mặt lại tạo thêm vẽ mỹ quan vùng đô thị sông nước. Sau con tàu thí điểm này, tổ chức TOC sẽ lắp đặt ở nhiều khác nữa.

Rác thải trôi nổi trên sông Cần Thơ
Rác thải trôi nổi trên sông Cần Thơ

Hệ thống thu gom tự động rác nổi (Interceptor) trên sông Cần Thơ do TOC nghiên cứu, thực hiện thí điểm có hình dạng như một chiếc phà nhỏ có chiều ngang 8,1m, dài 24,7m và cao khoảng 4,4m; lưới chắn rác có chiều dài 100m được bố trí xuôi theo mạn của thuyền.

Công nghệ thu gom của hệ thống này chủ yếu là nhờ sức đẩy của dòng chảy, đưa rác men theo lưới chắn rác đến băng chuyền bên trong hệ thống, sau đó, được đưa đến 6 thùng chứa rác đặt trên sà lan. Hệ thống có thiết bị để đảm bảo lượng rác vào từng thùng chứa không bị quá tải, tràn ra ngoài. Khi tất cả các thùng chứa rác đều đầy, sà lan sẽ được tàu kéo đưa đến vị trí tập kết rác và chuyển rác lên bờ.

Hệ thống thu gom được cố định bằng hệ thống neo và không lắp động cơ di chuyển. Năng lượng vận hành hệ thống hoàn toàn là năng lượng mặt trời. Bảng vận hành điện tử gồm hai đến ba nút bật tắt hệ thống. Ngoài ra có các camera kết nối internet để con người có thể theo dõi hoạt động của hệ thống qua điện thoại. Giá mỗi thiết bị xấp xỉ 350.000 đến 400.000 đồng Euro.

Sau khi thí điểm hoạt tại 3 điểm có lượng rác tương đối lớn, mật độ sinh hoạt của dân cư khá lớn là Cầu đi bộ bến Ninh Kiều, cầu Quang Trung, cầu Cần Thơ, lãnh đạo Cần Thơ đã thống nhất chọn điểm đặt cạnh Quangia Trung với nhiều ưu thế khả năng lấy rác nhiều, lòng sông rộng, không cản trở các phương tiện giao thủy qua lại...

Vẫn còn cần nhiều sự cộng tác từ nhiều phía

Theo các chuyên gia vận hành thiết bị: khó khăn lớn nhất là phải đảm bảo nguồn điện mặt trời để hoạt động trong mùa nắng hạn kéo dài thất thường trong khi mùa mưa bão vẫn khó kiểm soát, vì vậy việc dự trữ năng lượng mặt trời là vô cùng quan trọng. Yếu tố quan trọng tiếp theo là dòng chảy của dòng sông phải đặt ở điểm có khả năng thu gom rác tối đa; không ảnh hưởng việc giao thủy; lực lượng trung chuyển rác từ các thùng chứa trên các sà lan phải vận chuyển liên tục vào các điểm lấy rác trên bờ đòi hỏi công nhân phải việc liên tục. Vấn đề cốt lõi tiếp theo là người cần nâng cao ý thức không vì thấy sự có mặt của "tàu xử lý rác” dẫn đến tâm lý chủ quan vứt rác bừa bãi xuống sông rạch, làm chậm tiến độ thu gom của thiết bị.

Anh Trần Văn Thanh, ngụ phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều có ýmang kiến: "Mọi người có ý thức bảo vệ môi chung, cạnh đó cần có các biện pháp xử lý những ai vi phạm để tạo sự công bằng, có như vậy sông rạch mới văn minh, nếu ý thức con người đã kém thì dù có bao nhiêu thiết bị thu gom rác trên sông thì cũng vô ích mà thôi”.

Tàu lấy rác tại TP Cần Thơ
Tàu lấy rác tại TP Cần Thơ

Cần Thơ có nhiều con sông lớn đi qua nhiều trung tâm đô thị sầm uất như: bến Ninh Kiều, trung tâm thương mại Cái Khế, chợ Tân An, chợ nổi Cái Răng, khu đô thị Hưng Phú, Hưng Thạnh nên nguồn rác thải trên sông chưa thu gom còn rất nhiều, sự có mặt của phương tiện mới, lạ đang mang nhiều tín hiệu rất lạc quan trên vùng sông nước.
Từ đầu tháng 6/2021, "tàu thu gom rác” đã hoạt động trên sông Cần Thơ mang theo bao niềm vui của người dân Tây Đô.

Theo Báo Tài nguyên & Môi trường

Tags Sở Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ Gom rác trên sông Tàu gom rác trên sông Sông Cần Thơ

Các tin khác

Sau gần 4 năm triển khai mô hình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Du, chương trình đã thu gom được trên 56 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với 5,6 triệu vỏ hộp sữa.

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự