Ra mắt nền tảng chia sẻ thông tin di sản văn hóa phi vật thể tại châu Á-Thái Bình Dương

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/6/2021 | 8:30:20 AM

Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) và Trung tâm Mạng lưới và thông tin quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dưới sự bảo trợ của UNESCO (ICHCAP) vừa ra mắt dự án ichLinks (https://www.ichlinks.com) về xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin về di sản văn hóa phi vật thể tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ra-mat-nen-tang-chia-se-thong-tin-di-san-van-hoa-phi-vat-the-tai-chau-AThai-Binh-Duong-1
Giao diện trang ichinks.com

IchLinks là dự án mang tính dài hạn, được chính thức triển khai từ năm 2020 với hoạt động chính là phát triển một hệ thống nền tảng chia sẻ thông tin về di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho các quốc gia thành viên như Việt Nam, Mông Cổ, Malaysia, Uzbekistan, Kazakhstan, Ấn Độ, Fiji… trong những năm tới.

Từ ngày 25/6/2020, VICAS đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến cử là tổ chức đối tác thành viên của dự án ichLinks. Nền tảng ichLinks đã được chính thức ra mắt với dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể mẫu của 7 quốc gia thành viên vào tháng 3/2021.

Các nhà nghiên cứu, người thực hành, nhà hoạch định chính sách và nhiều đối tượng khác đều có thể dễ dàng tìm kiếm, định vị thông tin và nội dung cần tìm về di sản văn hóa phi vật thể qua nền tảng ichLinks với sự hỗ trợ của các công nghệ kỹ thuật số cao. Bên cạnh đó, họ còn có thể sử dụng thông tin và nội dung này để quảng bá di sản văn hóa của mình và tạo ra các cơ hội khai thác di sản cho phát triển kinh tế-xã hội trong nhiều lĩnh vực như du lịch và các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo./.


Theo Chinhphu.vn

Tags Ra mắt nền tảng chia sẻ thông tin châu Á-Thái Bình Dương di sản văn hóa phi vật thể Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) UNESCO (ICHCAP) ichLinks

Các tin khác

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Nhận diện tình hình bão số 3 (YAGI) diễn biến phức tạp và nguy hiểm, ngay từ ngày 6/9, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố về việc tập trung ứng phó bão lũ số 3 và mưa lũ.

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự