44 tỉnh, thành phố đã triển khai đầu tư các khu, trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/2/2023 | 4:52:39 PM

QLMT - Theo kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021, có 44 tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện đầu tư các khu, trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, chiếm 70%.

Kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021 cho thấy, có 44 tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện đầu tư các khu, trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, chiếm 70%.

Trong đó, các địa phương có tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường cao là Đà Nẵng (88,19%), Nghệ An (60,54%), Bắc Giang (56,36%), Bắc Ninh (49,22%).

Tây Ninh là địa phương có tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường thấp nhất (với 0,95%). Các tỉnh nằm trong danh sách cuối bảng còn có Tiền Giang (1,67%), Yên Bái (1,68%), Đồng Nai (2,34%).



Ảnh minh hoạ 

Xét toàn bộ 63 tỉnh thành, năm 2021, có 18 địa phương có tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường tăng cao hơn so với năm 2020. Trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Thừa Thiên Huế (tăng 40%), Bắc Giang (tăng 35,32%), Trà Vinh (tăng 18,61%). Có 22 địa phương giữ nguyên kết quả như năm 2020.

Đồng thời, có 23 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020. Trong đó, giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Lâm Đồng (giảm 65.15%), Bắc Kạn (giảm 47.55%), An Giang (giảm 37,38%). Các địa phương giảm tỷ lệ này chủ yếu là do tăng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh do gia tăng dân số trong khi hạ tầng xử lý nước thải đô thị chưa được xây dựng mới.

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường của cả nước năm 2021 đạt 15,4%, cao hơn 2,2 % so với giá trị trung bình năm 2020 (đạt 13,2%). So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 21 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Các tỉnh, thành phố chưa thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị bao gồm: Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Gia Lai, Hà Giang, Hải Dương, Hậu Giang, Hoà Bình, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Tuyên Quang, Vĩnh Long.

Trong số 28 chỉ số thành phần của Bộ chỉ số số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI), chỉ số về tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phản ánh mức độ quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về BVMT tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố, là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của địa phương đó; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh của tỉnh/thành phố trong năm.

Hạnh Vân


Tags 44 tỉnh thành phố Triển khai đầu tư Khu và trạm Xử lý nước thải sinh hoạt

Các tin khác

Kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5, cán bộ công nhân viên Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội thay phiên trực 24/24h, bảo đảm cung cấp nước sạch ổn định tới khoảng 4 triệu người dân tại 16 quận, huyện.

Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.

UBND Quận Hai Bà Trưng vừa ban hành kế hoạch về thí điểm “Quản lý, phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng năm 2024 - 2025”.

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên của Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã cùng nhau trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự