Trên thế giới, xu hướng phát triển công nghiệp xanh tập trung vào 2 mục tiêu chính là hạn chế phát thải khí CO2, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ra ngoài môi trường; Đồng thời, nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, máy móc kỹ thuật mới thân thiện với môi trường.
Tại Việt Nam hiện nay, về nhận thức, hiểu thế nào là một nền kinh tế xanh hay nền công nghiệp xanh vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhưng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vẫn ở mức thấp, phản ánh năng suất lao động thấp và việc sử dụng công nghệ, vốn, nguyên liệu và năng lượng còn kém hiệu quả.
Đặc biệt, hiện nay những công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu vẫn còn đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như: phát điện, thép, xi măng và hóa chất, gây nên lãng phí lớn về nguyên nhiên liệu.
Việc phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm đầu vào năng lượng, nguyên liệu, tăng hiệu suất sử dụng, giảm nhập khẩu nhiên liệu, đồng thời giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm mới góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm môi trường bền vững cho con cháu mai sau. Tuy nhiên, dù Việt Nam có chủ trương hướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhưng việc thực hiện còn mang tính lẻ tẻ, chưa đồng bộ.
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư rất ít cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, chỉ khoảng 0,2% – 0,3% tổng doanh thu. Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và nguyên liệu trên quy mô rộng vẫn chưa trở thành hiện thực, các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường cũng như công nghiệp dịch vụ môi trường cũng chưa được phát triển.
Hơn nữa, các doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp có tính cạnh tranh thấp so với các nước khác trong khu vực, và ngành công nghiệp tiếp tục phát thải nhiều chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Theo các chuyên gia phân tích, các thách thức lớn của chính sách phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam là nhận thức, năng lực, thể chế. Việt Nam đã bước đầu hình thành khung khổ thể chế hướng tới nền công nghiệp xanh như khung pháp luật, chính sách khuyến khích, hệ thống tiêu chuẩn định mức, cơ quan chịu trách nhiệm, tổ chức liên quan. Tuy nhiên, thách thức về tài chính cho phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam hiện nay là hạn chế nguồn ngân sách để thực thi chiến lược phát triển công nghiệp xanh, doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn.
Trước những khó khăn, thách thức trên, các chuyên gia phân tích cho rằng, để thực hiện xanh hóa ngành công nghiệp, Chính phủ có vai trò then chốt trong việc phát triển hệ thống chính sách trong suốt giai đoạn đầu của quá trình. Sự hợp tác giữa Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu và lĩnh vực tư nhân là cần thiết trong việc nâng cao sức cạnh tranh của ngành.
Bên cạnh đó, cần có sự tiếp cận và giải quyết đa ngành trong thể chế và phối hợp chính sách công nghiệp xanh; sự tiếp cận theo vùng, tăng cường liên kết theo vùng phát triển công nghiệp xanh; Công nghiệp xanh cần có khung chính sách hợp lý và lộ trình thực hiện cụ thể, khả thi…
Trong những năm gần đây, thuê kho xưởng, thuê nhà xưởng ở các khu công nghiệp Việt Nam có nhiều sự thay đổi tích cực. Cụ thể là sự phát triển của các nhà xưởng xanh và sạch trong khu công nghiệp xanh. Sự thay đổi này được đánh giá là mang lại hiệu quả bền vững cho kinh tế và có lợi cho môi trường.
Khi xây dựng và phát triển khu đô thị công nghiệp thì vấn đề môi trường là vấn đề tối thiểu phải giải quyết, sau đó là vấn đề kiến tạo không gian sống chất lượng. Ảnh TL
Một số giải pháp phát triển nhà xưởng xanh trong khu công nghiệp xanh
Ngoài việc đảm bảo chất lượng hoạt động trong các khu vực cho thuê nhà xưởng các chủ đầu tư cũng cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Bài toán được đặt ra là làm sao vừa phát triển công nghiệp vừa có thể bảo vệ môi trường. Không thể tập trung phát triển công nghiệp mà để môi trường bị ô nhiễm.
Vì thế, nhiều khu công nghiệp cũng như các chủ doanh nghiệp sản xuất đang ưu tiên lựa chọn, phát triển nhà xưởng xanh và sạch trong các khu công nghiệp xanh. Đây được xem là thước đo đánh giá độ uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Nhà xưởng xanh và sạch trong khu công nghiệp xanh giúp tạo môi trường sản xuất xanh - sạch - đẹp, giúp sản phẩm đạt chất lượng cao, tạo độ uy tín với đối tác kinh doanh, khách hàng và đối tác kiểm tra. Theo kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao khi có nhà xưởng khu công nghiệp xanh.
3 Tiêu chí của nhà xưởng xanh trong khu công nghiệp xanh
Thứ nhất: Nhà xưởng xanh và sạch cần có hệ thống xử lí chất thải tốt
Khi thuê xưởng khu công nghiệp, doanh nghiệp cần đầu tư, lựa chọn hệ thống xử lí nước thải. Theo đó gây nên tình trạng ứ đọng và làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Người dân xung quanh khu công nghiệp gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt. Vì thế, đối với nhà xưởng xanh và sạch, hệ thống xử lý nước thải là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, hệ thống cấp thoát nước cũng cần được đầu tư kỹ lưỡng. Nguyên nhân là do các khu công nghiệp thường sử dụng các loại máy móc, xe cộ và xưởng sản xuất thải ra nhiều chất thải: rắn, lỏng và khí. Cho nên, nhà xưởng xanh và sạch trong khu công nghiệp xanh cần kiểm soát, xử lý lượng chất thải thải ra môi trường.
- Áp dụng các công nghệ mới: tự động hóa so với cách truyền thống sẽ giải quyết được vấn đề này; sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên (mặt trời, gió, nước…), hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng và giải pháp làm mát nhà xưởng tự nhiên.
- Ưu tiên dùng các nguyên liệu có thể tái chế, để tiết kiệm nhiên liệu và chi phí.
- Có kế hoạch thu gom và xử lí rác thải tập trung một cách tối ưu nhất. Tránh tình trạng phát tán và xả thải không hợp lí.
Thứ hai: Nhà xưởng xanh và sạch giúp phát triển môi trường xanh
Phần quan trọng trong mục tiêu tạo ra nhà xưởng xanh và sạch trong khu công nghiệp xanh, đó là cảnh quan thân thiện môi trường với nhiều cây xanh. Điều này xóa bớt sự khô cứng và nhàm chán thường thấy ở rất nhiều khu công nghiệp khác.
Cụ thể là phát triển nguồn cảnh quan cây xanh, thảm cỏ, hồ nước quanh nhà xưởng. Một thảm thực vật xanh sẽ làm giảm tiếng ồn, giảm độ nóng của các công xưởng và lượng khí thải ra bên ngoài. Từ đó, mang lại nguồn không khí sạch trong môi trường làm việc. Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và giúp cân bằng lại sự biến đổi khí hậu. Ngoài ra còn giúp nâng cao tinh thần làm việc và ngăn ngừa các bệnh về hô hấp.
Thứ ba: Nhà xưởng xanh và sạch giúp nhân viên sản xuất tốt hơn
Theo khảo sát, môi trường làm việc trong nhà xưởng xanh và sạch trong khu công nghiệp xanh giúp nhân công làm việc tốt hơn, đảm bảo sức khỏe của nhân công sản xuất. Tinh thần và hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên sẽ được nâng cao nhiều khi làm việc trong một môi trường xanh - sạch - đẹp.
Vị trí nhà xưởng thuận tiện, giúp nhân công tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Bên cạnh đó, khu vực cantin đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được bố trí trong nội khu KCN, gần nhà xưởng tạo điều kiện thuận tiện cho quá trình ăn uống nghỉ ngơi của lực lượng nhân công làm việc ở đó./.
NGUYỄN ĐỨC