Hòa Bình giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/6/2023 | 4:00:20 PM

QLMT - Hiện nay, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã và đang duy trì nhiều phong trào, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo vệ môi trường, chống RTN

Trong 3 năm qua, các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong tỉnh Hòa Bình đã tổ chức đa dạng hình thức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân. Theo đó, trên toàn tỉnh tổ chức hơn 180 hội nghị, lớp tập huấn, cuộc tuyên truyền về chống RTN; hơn 50 lớp hướng dẫn sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì sau sử dụng; tổ chức các lễ phát động, giao lưu truyền thông về phong trào chống RTN. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động thi vẽ tranh, tìm hiểu kiến thức về môi trường, tặng túi dùng nhiều lần và túi nilon có khả năng phân hủy cho người dân.


Hội viên phụ nữ thành phố Hòa Bình thu gom rác thải nhựa để gây quỹ. Ảnh: Internet

Hiện nay, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã và đang duy trì nhiều phong trào, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo vệ môi trường, chống RTN. Như Hội LHPN các cấp đang triển khai và thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; 23 mô hình "Mỗi rác thải là một cây xanh”, "Xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn”, "Thôn, xóm kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu”. Hội Nông dân tỉnh triển khai hỗ trợ 4 mô hình điểm về "Thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón, xử lý môi trường làng nghề và thu gom vỏ bao thuốc BVTV trên đồng ruộng”. Đoàn Thanh niên với nhiều hoạt động thông qua "Ngày Chủ nhật xanh” và "Ngày thứ Bảy tình nguyện”.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông về phong trào "Phòng, chống RTN”, giảm thiểu sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy ngày càng được chú trọng, nhất là trong dịp hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6), Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. Thông tin từ phòng Tổng hợp và Đánh giá tác động môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường: Qua 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 62-CT/TU, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, chống RTN đã thu được những kết quả nhất định; tạo được sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thói quen sử dụng đồ nhựa, túi nilon của người dân đã có từ lâu vì sự tiện lợi, giá thành rẻ, thuận tiện trong quá trình sử dụng. Trong khi đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường chưa nhiều, giá thành cao, chưa có chính sách hỗ trợ về giá cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. 

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất vẫn còn sử dụng bao bì nhựa để đóng gói sản phẩm, chưa có giải pháp thay thế nên lượng RTN, túi ni lông phát sinh còn nhiều. Các cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý chất thải nhựa chưa đồng bộ, đặc biệt là chế tài xử phạt và chính sách khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế nhựa, túi ni lông. Ngoài ra, công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải hiện nay chưa đồng bộ, từ đó dẫn đến bất cập trong công tác phòng, chống RTN.

Minh Anh (T/h)


Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục