Lộ diện thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới năm 2022

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/3/2023 | 4:10:58 PM

QLMT - Kết quả khảo sát được công bố hôm 14/3 cho thấy thành phố Lahore ở Pakistan đã leo 10 bậc để trở thành nơi có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới vào năm 2022.

Kết quả khảo sát thường niên của doanh nghiệp sản xuất máy lọc không khí Thụy Sĩ IQAir cũng cho biết quốc gia Chad ở châu Phi đã soán ngôi Bangladesh để trở thành nước có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới.

IQAir thực hiện đánh giá chất lượng không khí thông qua việc đo lường nồng độ phân tử bụi mịn được gọi PM2.5. Các khảo sát của IQAir thường xuyên được trích dẫn bởi cộng đồng khoa học và cơ quan chính phủ trên thế giới.


Phương tiện di chuyển trong môi trường ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở thành phố Lahore của Pakistan. Ảnh: Reuters.

Dữ liệu về chất lượng không khí trong báo cáo trên được thu thập từ hơn 30.000 máy đo tại 7.300 địa điểm thuộc 131 quốc gia.

Theo khảo sát năm 2022, mức độ tập trung phân tử bụi mịn PM2.5 tại thành phố Lahore đã lên đến mức 97,4 microgram trên một mét khối khí, tăng từ mốc 86,5 microgram một năm trước đó, khiến nơi đây trở thành đô thị có không khí ô nhiễm nhất trên Trái Đất.

Hòa Điền, thành phố duy nhất của Trung Quốc nằm trong số 20 địa điểm ô nhiễm nhất, đứng thứ 2 với nồng độ bụi mịn ở mức 94,3 microgram. Đây là sự cải thiện lớn vì thành phố này trước đó có mức độ ô nhiễm lên tới 101,5 microgram trên một mét khối khí vào năm 2021.

Hai thành phố tiếp theo đều nằm tại Ấn Độ là Bhiwadi với mức ô nhiễm 92,7 microgram bụi mịn và thủ đô Delhi là 92,6 microgram.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mức độ tập trung phân tử bụi mịn PM2.5 lý tưởng là 5 microgram trên một mét khối khí.

Chad là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí trung bình cao nhất thế giới là 89,7 microgram phân tử bụi PM2.5. Iraq đứng thứ hai với độ ô nhiễm là 80,1 microgram.

Pakistan, quốc gia có 2 thành phố nằm trong số 5 địa điểm có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất, đứng thứ 3 với nồng độ phân tử bụi mịn trung bình là 70,9 microgram.

Theo báo cáo của IQAir, người dân sinh sống tại Ấn Độ và Pakistan phải chịu đựng mức ô nhiễm không khí cao nhất trong khu vực Trung Á và Nam Á, nơi có 60% dân số nằm trong khu vực có nồng độ phân tử bụi mịn cao gấp 7 lần so với tiêu chuẩn của WHO.

Trên thế giới, cứ 10 người thì có một người sống tại những khu vực mà mức độ ô nhiễm không khí có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.

Hải Đăng (T/h)

Tags thành phố ô nhiễm ô nhiễm không khí

Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục