Hội thảo tham vấn Báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/3/2023 | 2:33:01 PM

QLMT - Mới đây, Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Tổ chức hợp tác quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn Báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022.

Tại hội thảo, các chuyên gia của dự án đã giới thiệu quy trình và phương pháp ước tính các thành phần chất thải nhựa từ chất thải răn sinh hoạt; hiện trạng phát sinh, xử lý, tái chế và tái sử dụng CTN tại Việt Nam. Theo TS Lưu Việt Dũng, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã khả sát thực địa 3 địa phương là Thái Bình, Phú Thọ và Hà Nội – đại diện cho vùng ven biển, trung du và miền núi và khu vực đô thị. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, túi ni lông chiếm phần lớn thành phần CTN được thu thập tại 3 khu vực khảo sát. CTN phổ biến là nhựa dùng 1 lần, bao bì thực phẩm.


Quang cảnh hội thảo.

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp tính toán và ước tính, CTN chiếm tỷ lệ khoảng 12% trong tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, lượng, CTN này bị nhiễm bẩn chéo từ các thành phần hữu cơ, gây khó khăn cho công tác tái chế và tái sử dụng. Sản phẩm tái chế từ nhóm nhựa này dự kiến cũng có chi phí cao.

PGS.TS Nguyễn Tài Tuệ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, khối lượng CTN phát sinh tại Việt Nam khoảng 3 triệu tấn/năm (2021). Trong đó, riêng 28 tỉnh/TP ven biển phát sinh 1,6 triệu tấn. Tổng khối lượng CTN thất thoát vào môi trường là khoảng 0,6 triệu tấn, riêng thất thoát vào môi trường nước khoảng 0,08 triệu tấn.

Để giải quyết các khó khăn, thách thức về ô nhiễm nhựa, nhóm nghiên cứu đề xuất cần hoàn thiện cơ chế chính sách để giảm thiểu CTN, đó là thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và trung hòa nhựa; nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng trogn sản xuất, phân phối, sử dụng, thu gom, tái chế chất thải nhựa; tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế… Trong đó, trước mắt, cần ưu tiên xây dựng quy định kỹ thuật về đánh giá khối lượng CTN phát sinh, điều tra thành phần CTN trong chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương; áp dụng một số giải pháp thực hiện ngay như giảm sử dụng túi ni lông và nhựa dùng 1 lần…

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Bộ Công Thương, các hội, hiệp hội, tổ chức quốc tế liên quan đến nhựa đã đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo báo cáo. Các chuyên gia đều đánh giá cao ý nghĩa, nội dung báo cáo sẽ giúp cung cấp thông tin cơ bản, làm nền tảng cho công tác quản lý và phát triển ngành nhựa, giảm ô nhiễm nhựa. Nhiều ý kiến đề nghị nhóm xây dựng báo cáo cần làm rõ sự khác biệt với các nghiên cứu đã có và cập nhật thêm số liệu để củng cố chắc chắn các kết quả hiện trạng đưa ra. Giải pháp đề xuất cần làm rõ thêm hàm ý chính sách có tác động đến những vấn đề thực tiễn, thúc đẩy công tác phân loại rác tại nguồn, tái chế tái sử dụng CTN và hạn chế nhựa dùng 1 lần…

Ông Phạm Mạnh Hoài, Quản lý Hợp phần Đối tác và Chính sách nhựa, WWF-Việt Nam cho biết, các ý kiến sẽ được tiếp thu nhằm hoàn thiện dự thảo Báo cáo chất thải nhựa năm 2022. Do nghiên cứu có phạm vi và mục đích nhất định nên không thể đáp ứng hết các yêu cầu chuyên sâu của ngành nhựa. Báo cáo sẽ đưa ra bức tranh tổng thể ô nhiễm môi trường do nhựa, tìm ra những nhu cầu thiết thực của ngành nhựa để đáp ứng tốt nhất các mục tiêu quản lý, thông tin cho cộng đồng, doanh nghiệp, đối tác quốc tế trong thời gian tới.

Ngọc Anh 

Tags chất thải nhựa Hội thảo tham vấn rác thải nhựa

Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục