Quảng Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/2/2023 | 3:34:28 PM

QLMT - Phát huy những kết quả đạt được của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, bước sang giai đoạn 2023-2025, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục hành trình NTM với mục tiêu xây dựng những vùng quê đổi mới, trù phú, hạnh phúc.

Nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung vào các giải pháp: Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với đô thị hóa; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền; triển khai mạnh mẽ chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, tỉnh quan tâm giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân; tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình…

Tỉnh Quảng Ninh sẽ phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cấp nước cho diện tích các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa

Một trong những giải pháp trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và thương mại ở nông thôn làm nền tảng để thu hút đầu tư.

Theo đó, tỉnh sẽ phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cấp nước cho diện tích trồng lúa 2 vụ, diện tích các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình thủy lợi đa mục tiêu; xây dựng và hình thành ngành công nghiệp phụ trợ để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi biển.

Tỉnh sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng, kết nối với đô thị, nhất là các khu vực ven đô thị lớn, từng bước tiệm cận về điều kiện hạ tầng, dịch vụ của đô thị; đồng thời tiếp tục huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, NTM thông minh.

Nhằm hoàn thành mục tiêu thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2020, tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương gắn với các sản phẩm chủ lực; phát triển nông nghiệp sinh thái xanh - sạch theo hướng hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh nuôi biển, hoàn chỉnh hệ thống hậu cần nghề cá, nuôi biển, chế biến đồng bộ, hiện đại, xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm thủy sản miền bắc. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 5.000 ha rừng cây gỗ lớn, cây bản địa; giữ vững tỷ lệ che phủ rừng 55% gắn với nâng cao chất lượng rừng.

Đặc biệt, ở giai đoạn này, tỉnh sẽ chú trọng phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM trên cơ sở 8 nhóm giải pháp chính theo Đề án "Phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết định số 4389/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh.

Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Vịnh Hạ Long - Vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ; thu hút đầu tư phát triển du lịch biển đảo cao cấp, có thương hiệu, có năng lực, tạo ra chuỗi liên kết, đầu tư đồng bộ, hiện đại.

Tỉnh phát triển du lịch kết nối chặt chẽ giữa các địa bàn Cô Tô, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long, Móng Cái, tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm du lịch biển, biên giới, sinh thái, nghỉ dưỡng đặc sắc; mở rộng, kết nối không gian du lịch với các địa phương lân cận thuộc tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng; phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia xây dựng chiến lược và kế hoạch triển khai phát triển du lịch Ðông Triều đặc sắc và bền vững, từ đó khai thác thế mạnh của các địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy NTM bền vững.

Minh Anh 

Tags Quảng Ninh Xây dựng nông thôn mới tăng trưởng xanh

Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục