QLMT - Mới đây, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị đối thoại và ký cam kết quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Hội nghị do đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Hiện nay, tỉnh Sơn La đã quy hoạch trên 150 mỏ khoáng sản; có 39 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực (4 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp; 35 giấy phép do UBND tỉnh Sơn La cấp).
Trong số 35 giấy phép do UBND tỉnh cấp có 26 giấy phép đang hoạt động, 3 giấy phép chưa hoạt động, 6 giấy phép đang tạm dừng hoạt động. Các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực khoáng sản, đất đai, môi trường và pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác còn một số tồn tại, như: Khai thác vượt ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác, vượt công suất được khai thác; một số dự án có sự thay đổi về tiến độ thực hiện hoặc nâng quy mô công suất làm tăng tác động xấu đến môi trường; chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất theo quy định đã tiến hành khai thác.
Các tổ chức, doanh nghiệp ký cam kết với Chủ tịch UBND tỉnh về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Tại Hội nghị, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp đã ký cam kết với Chủ tịch UBND tỉnh về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La, với các nội dung, như: Chấp hành đúng quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai bảo vệ môi trường; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp để xảy ra các hành vi vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; sử dụng công nghệ, lắp đặt các thiết bị theo quy định, vật liệu thân thiện với môi trường; ngăn ngừa giảm thiểu tác động xấu đến môi trường...
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đặng Ngọc Hậu yêu cầu các ngành, đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức khai thác khoáng sản, hoạt động sản xuất có xả thải ra môi trường trong việc chấp hành các quy định của pháp luật và các nội dung như bản cam kết đã ký. Các nhà đầu tư trên địa bàn cần phối hợp tốt hơn với cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định trong khai thác khoáng sản, xả thải ra môi trường.
Lê Lượng
Tags
tài nguyên khoáng sản
bảo vệ môi trường
Sơn La
Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.
Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.
Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.