QLMT - Đây là nội dung thuộc Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025.
Theo Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2311/QĐ-UBND, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Yên Bái sẽ đầu tư 13 lò đốt CTRSH, phân đều tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh bằng nguồn vốn Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị đạt 93,4%, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn nông thôn đạt trên 51,2%.
Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường, sau 2 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ CTRSH đô thị được thu gom, xử lý đạt trên 88,8%, ở khu vực nông thôn đạt trên 33,7% (hoàn thành mục tiêu theo Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy Yên Bái); 1 lò đốt CTRSH cụm xã được đầu tư và đi vào hoạt động (tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên); đang triển khai đầu tư xây dựng 2 lò đốt CTRSH cụm xã tại huyện Yên Bình (xã Vĩnh Kiên, xã Cảm Nhân).
Các lò đốt CTRSH còn lại sẽ triển khai trong 2 năm 2023 - 2024 theo Quyết định số 1911/QĐ-UBND ngày 21/10/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục các dự án cấp bách, ưu tiên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, có 8 lò đốt đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước (tại các huyện Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải và Trạm Tấu), dự kiến hoàn thành trong năm 2023, 2024.
Vân Khánh
Tags
đầu tư lò đốt rác
lò đốt chất thải rắn sinh hoạt
Yên Bái
Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.
Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.
Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.