Cần Thơ thực hiện nhiều biện pháp góp phần bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/12/2022 | 6:09:14 PM

QLMT - Năm 2022, Sở TN&MT TP Cần Thơ đã thực hiện công tác BVMT đạt hiệu quả cao theo chỉ tiêu môi trường được giao tại Nghị quyết số 60/NQ-HÐND ngày 8-12-2021 của HÐND thành phố.

Theo Sở TN&MT TP Cần Thơ, thời gian qua, Sở đã ký kết liên tịch với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thành phố, như Hội LHPN, Ðoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Ủy ban MTTQVN thành phố, Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật, LÐLÐ và Hội Cựu chiến binh thành phố về công tác tuyên truyền, thu gom rác thải, BVMT trên địa bàn TP Cần Thơ. 

Lực lượng đoàn viên thanh niên các địa phương tham gia nhặt rác, góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan sạch, đẹp. Ảnh minh họa

Các tổ chức đã nỗ lực thực hiện và phát huy hiệu quả trong mọi hoạt động BVMT. Ông Nguyễn Chí Kiên, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Cần Thơ, nhận định: "Qua việc xây dựng và thực hiện các mô hình BVMT của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy quyền và nghĩa vụ, tính chủ động của cộng đồng trong việc chấp hành chủ trương, pháp luật về BVMT, góp phần tích cực vào công tác hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, BVMT tại địa phương…”.

Trong năm 2022, Sở TN&MT TP Cần Thơ đã thực hiện công tác BVMT đạt hiệu quả cao theo chỉ tiêu môi trường được giao tại Nghị quyết số 60/NQ-HÐND ngày 8-12-2021 của HÐND thành phố. Qua đó, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ước cả năm 98,5% (phần còn lại do dân tự đốt, san lấp). Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng thu gom, xử lý là 122.850 tấn, trung bình 630 tấn/ngày; khối lượng chất thải y tế được thu gom, xử lý là 581,5 tấn, trung bình 2,98 tấn/ngày; Chất thải nguy hại phát sinh ước khoảng 30-35 tấn/ngày. Bên cạnh đó, sở đã hướng dẫn, đôn đốc UBND 9 quận, huyện triển khai quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; triển khai công tác đấu thầu thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn năm 2022 và những năm tiếp theo; phối hợp với các sở, ngành, UBND quận huyện hoàn thiện bộ tiêu chí mời gọi nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý chất thải rắn số 2 tại Khu xử lý chất thải rắn huyện Thới Lai; tiếp tục đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND quận huyện, các tổ chức chính trị xã hội tích cực tham gia phong trào "Chống rác thải nhựa”, thực hiện hiệu quả hoạt động ký kết, phối hợp BVMT... Ðặc biệt, trong năm 2023 tới, sở tiếp tục ký kết và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT; phát động hưởng ứng rộng rãi các ngày lễ, chiến dịch về BVMT; phát huy hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng trong tuyên truyền và tổ chức lồng ghép giáo dục BVMT trong nhà trường; khơi tạo sáng kiến, đề xuất thí điểm các mô hình tiên tiến về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, nông thôn...

Ông Ðỗ Thanh Thảo, Giám đốc Sở TN&MT TP Cần Thơ, nhấn mạnh: "Năm 2023, Sở TN&MT tăng cường quản lý chất thải rắn, nhất là các giải pháp thu gom, vận chuyển xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế; xử lý triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm quy định về BVMT... Ðồng thời, sở tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tiếp tục tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu tại TP Cần Thơ; Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh…”.

Nguyễn Vinh (T/h)




Tags Cần Thơ bảo vệ môi trường biện pháp bảo vệ môi trường

Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục