Ô nhiễm không khí khiến Bangladesh thiệt hại 4,4% GDP

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/12/2022 | 6:07:04 PM

QLMT - Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay (4/12) cho biết, thiệt hại kinh tế của Bangladesh do tình trạng ô nhiễm không khí ước tính lên tới 4,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.

Theo báo cáo của WB, tình trạng ô nhiễm không khí ước tính đã gây ra từ 78.145 đến 88.229 ca tử vong ở Bangladesh vào năm 2019. Tình trạng này đã tác động ngắn hạn đối với sức khỏe và tinh thần của người dân do tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm ngoài trời.

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2021, Bangladesh được xếp hạng là quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới và Dhaka đứng thứ hai trong danh sách các thủ đô ô nhiễm nhất. Tình trạng ô nhiễm không khí được coi là yếu tố rủi ro lớn thứ hai dẫn đến các ca tử vong và tàn tật ở Bangladesh vào năm 2019.


Thiệt hại kinh tế của Bangladesh do tình trạng ô nhiễm không khí ước tính lên tới 4,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. (Ảnh: Internet)

Báo cáo của WB cũng cho biết, các địa điểm có công trình xây dựng lớn và mật độ giao thông cao ở thủ đô Dhaka được ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí cao nhất. Tại những địa điểm này, bụi mịn, hay PM2.5, được coi là đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe, cao hơn mức trung bình 150%, tương đương với việc hút khoảng 1,7 điếu thuốc lá mỗi ngày.

Theo ông Dandan Chen, Quyền Giám đốc quốc gia của WB phụ trách Bangladesh và Bhutan, tình trạng ô nhiễm không khí đã tác động tiêu cực đến trẻ em và người già. Việc giải quyết vấn đề này là rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững và xanh của Bangladesh./.

Theo VOV 


Tags Ô nhiễm không khí; Bangladesh; GDP

Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục