Thừa Thiên Huế: Hầu hết nước thải của các chợ đều không đạt quy chuẩn cho phép

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/7/2022 | 2:47:33 PM

QLMT - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) vừa thực hiện lấy mẫu, phân tích nước thải tại 20 chợ trên địa bàn tỉnh, với 10 chỉ tiêu. Kết quả cho thấy, hầu hết nước thải của các chợ đều không đạt quy chuẩn, nhất là các chỉ tiêu oxy hóa sinh, tổng rắn lơ lửng, amoni và tổng coliform đều vượt giới hạn cho phép.


Nước thải của các chợ hầu hết đều chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường. Ảnh: ITN

Nguyên nhân của tình trạng trên là do hầu hết nguồn nước thải này chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường hoặc đổ vào hệ thống thoát nước công cộng. Rất nhiều chợ đã được xây dựng từ cách đây vài chục năm, nay đang trong tình trạng xuống cấp, hoạt động tạm bợ. Mặt khác, do nhiều chợ trong quá trình chờ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý nên không được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong đó có cả các điều kiện về môi trường vẫn chưa được quan tâm. Kể cả một số chợ mới được xây dựng và cải tạo sau này cũng chưa tính đến việc đầu tư các công trình bảo vệ môi trường. Vì thế, hầu hết các chợ đều không có hệ thống xử lý nước thải và nguồn thải này được xả trực tiếp ra sông, cống rãnh hay mương thoát nước chung.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt đề cương đề án đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xây dựng, cải tạo và quản lý hệ thống xử lý nước thải tại các chợ trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch trong thời gian 5 tháng, Sở TN và MT sẽ điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu về tình hình hoạt động của các chợ, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hiện trạng môi trường tại các chợ trên địa bàn tỉnh; đồng thời phân tích, xử lý các thông tin, số liệu nhằm chuẩn hoá tài liệu, số liệu có độ chính xác, tin cậy cao. Sở sẽ tiến hành khảo sát lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nước mặt, nước dưới đất, nước thải và không khí tại các chợ để đo các thông số như: pH, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hoà tan, Amoni, Nitrat, dầu mỡ động thực vật, Phosphat, tổng Coliforms...

Theo thống kê sơ bộ của ngành công thương, đến nay, có 82,6% chợ chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải; 17,4% có hệ thống thu gom và thoát nước nhưng chưa đồng bộ, tức là chỉ có khả năng thoát nước thải, chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải.

Diệp Anh (T/h)

Tags Thừa Thiên Huế nước thải chợ thoát nước

Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục