QLMT - Báo cáo mới của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) cho biết tìn trạng lũ lụt, hạn hán do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Các thảm họa liên quan lũ lụt đã tăng 134% so với 2 thập niên trước đó. Ảnh:ST
WMO cảnh báo đến năm 2050 dự kiến khoảng hơn 5 tỷ người người trên toàn cầu không được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt. Con số này trong năm 2018, mới chỉ là khoảng 3,6 tỷ người.
Theo dữ liệu của WMO, kể từ năm 2000, các thảm họa liên quan lũ lụt đã tăng 134% so với 2 thập niên trước đó. Các đợt hạn hán cũng như thời gian kéo dài của mỗi lần hạn hán cũng tăng 29%. Năm 2020, các sự kiện cực đoan liên quan đến nước đã khiến hàng triệu người phải di tản và hàng trăm người thiệt mạng trên khắp châu Á, trong khi hơn 2 tỷ người ở châu Phi sống trong cảnh bấp bênh nguồn nước và bị thiếu nước sạch sinh hoạt.
WMO nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang làm tăng những hiểm họa liên quan đến nước trên toàn cầu, mặc cho các trận lũ lụt nghiêm trọng vẫn liên tiếp xảy ra, thì số người bị ảnh hưởng bởi tình trạng khan hiếm nước dự kiến cũng sẽ tăng vọt.
Theo kế hoạch, Hội nghị khí hậu quan trọng của Liên Hợp Quốc COP26 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới. COP26 được tổ chức nhằm đạt được thỏa thuận về một số mục tiêu chính, bao gồm:
- Giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C: Đây là mục tiêu mà một số quốc gia sản xuất nhiên liệu hóa thạch đã chống lại.
- Đặt ngày chấm dứt việc sử dụng than "không suy giảm": Thuật ngữ than "không suy giảm" ám chỉ việc sử dụng than mà không có bất kỳ công nghệ nào để làm giảm đáng kể lượng khí thải CO2 của nó.
- Cung cấp 100 tỉ USD tài trợ khí hậu hàng năm: Các quốc gia giàu có đã đồng ý với mục tiêu này, để giúp các nước đang phát triển giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với các tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu.
- Gia tăng doanh số các loại ôtô không phát thải (ví dụ như ôtô điện).
- Chấm dứt nạn phá rừng vào cuối thập kỷ này, vì rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ carbon khỏi khí quyển.
- Giảm lượng khí thải từ methane - một loại khí có sức làm nóng gấp 80 lần so với carbon dioxide.
Đức Lượng
Tags
biến đổi khí hậu
Lũ lụt
hạn hán
thảm hoạ
Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.
Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.
Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.