Thái Bình: Bãi tập kết VLXD trái phép “băm nát” hàng lang an toàn cầu sông Hóa

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/6/2021 | 4:27:26 PM

Nhiều bến bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) trái phép ngang nhiên hoạt động trong hành lang an toàn cầu sông Hòa thuộc địa bàn xã Cổ Am (Vĩnh Bảo-Hải Phòng) và xã Hồng Dũng (Thái Thụy-Thái Bình). Xe chở VLXD có dấu hiệu quá khổ quá tải tàn phá đê điều, đường giao thông, gây ô nhiễm môi trường suốt thời gian dài nhưng không bị xử lý.

"Uy hiếp” hành lang an toàn cầu

Theo phản ánh của người dân, nhiều năm qua, quanh khu vực chân cầu sông Hóa, giáp ranh giữa Thái Bình và Hải Phòng xuất hiện nhiều bến bãi tập kết VLXD, lò vôi không phép ngang nhiên hoạt động, bất chấp các quy định về môi trường, vi phạm Luật đề điều, xâm hại nghiêm trọng đến hành lang an toàn cầu đường.

Ông N.V.T tại xã Cổ Am bức xúc cho biết: "Chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều lần về các bãi tập kết VLXD này, mặt đê quanh khu vực bến bãi bị tàn phá khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa bão sắp tới, nắng thì bụi bay mù mịt, mưa thì lầy lội. Xe chở vật liệu không được che chắn cẩn thận khiến cát đá rơi vãi, gây mất an toàn giao thông. Chưa kể, lò vôi hoạt động gần đó liên tục thải tro bụi khiến không khí khu vực này lúc nào cũng đặc quánh, mỗi lần người dân đi qua không thể chịu nổi”.

Bãi tập kết VLXD trái phép mọc ngay trên phần đất hành lang bảo vệ cầu

Bãi tập kết VLXD trái phép mọc ngay trên phần đất hành lang bảo vệ cầu
Bãi tập kết VLXD trái phép mọc ngay trên phần đất hành lang bảo vệ cầu, cá biệt có hộ kinh doanh còn tận dụng gầm cầu làm nơi sinh hoạt, để máy móc thiết bị

Có mặt ở khu vực cầu sông Hóa phía huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), PV ghi nhận khu vực rộng hàng nghìn m2 bị các đơn vị, cá nhân lấn chiếm, sử dụng làm bãi tập kết VLXD. Cát đá được tập kết sát mố cầu, cá biệt có hộ dân còn tận dụng gầm cầu làm nơi sinh hoạt, để máy móc thiết bị phục vụ hoạt động bến bãi.

Tại thời điểm quan sát, dưới bến thủy, một chiếc tàu lớn chở cát đang neo đậu còn phía trên, các máy xúc hoạt động hết công suất. Con đê có tải trọng không quá 10 tấn nhưng hàng ngày phải oằn mình chống đỡ hàng chục lượt xe VLXD nghi chở quả tải khiến mặt đê bị cày xới nham nhở. Cạnh đó vài mét, một lò vôi tự phát cũng hoạt động hết công suất, tro bụi từ xỉ than bay khắp nơi gây ô nhiễm môi trường.

Bến bãi, lò vôi hoạt động sát chân cầu ngày đêm xả thải tro bụi ra môi trường

Bến bãi, lò vôi hoạt động sát chân cầu ngày đêm xả thải tro bụi ra môi trường
Bến bãi, lò vôi hoạt động sát chân cầu ngày đêm xả thải tro bụi ra môi trường

Khu vực cầu phao sông Hóa (cũ) cũng bị
Khu vực cầu phao sông Hóa (cũ) cũng bị "xẻ thịt" để làm bãi tập kết VLXD

Liên quan đến sự việc này, ông Đào Nguyên Linh, Chủ tịch UBND xã Cổ Am (Vĩnh Bảo) thừa nhận hoạt động kinh doanh VLXD tại chân cầu sông Hóa phía Hải Phòng là trái quy định, không đúng với tinh thần chỉ đạo của huyện và thành phố. Trong đó, 2 bãi tập kết VLXD là của hộ gia đình ông Lê Huy Bào và Đào Trọng Sang, còn lò vôi đang hoạt động là của hộ ông Nguyễn Văn Kiễng.

Hệ thống đê điều, công trình thủy lợi bị các xe chở VLXD tàn phá

Hệ thống đê điều, công trình thủy lợi bị các xe chở VLXD tàn phá
Hệ thống đê điều, công trình thủy lợi bị các xe chở VLXD tàn phá

Cũng theo vị Chủ tịch này, sau khi cầu sông Hóa khánh thành cuối năm 2019, để không ảnh hưởng đến kết cấu công trình cầu đường, các phòng chức năng của huyện và thành phố Hải Phòng đã xuống làm việc với các hộ kinh doanh tại đây, yêu cầu tháo dỡ vật tư bến bãi, xóa bỏ lò vôi gây ô nhiễm môi trường nhưng các hộ này viện cớ chưa thanh lý hết nguyên vật liệu cũ nên tiếp tục hoạt động.

"Các hộ kinh doanh đều hứa sau khi bán hết số vật liệu cũ sẽ chuyển đi, nhưng từ đó đến nay Ban quản lý cầu sông Hóa không có ý kiến gì cả nên họ tiếp tục sử dụng, còn xã chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở vì không có thẩm quyền xử lý”- ông Linh chia sẻ.

Đã từng xảy ra sự cố sạt lở

Còn tại phía Thái Bình, hoạt động kinh doanh VLXD nằm trong hành lang an toàn cầu cũng không kém phần sôi động. Ông Bùi Xuân Ngàn, Chủ tịch UBND xã Hồng Dũng (Thái Thụy, Thái Bình) thừa nhận bãi tập kết VLXD rộng hàng nghìn m2 của ông Hồ Sỹ Dũng hoạt động trái phép từ nhiều năm nay, nhưng chính quyền xã không sao xử lý được, vì thẩm quyền thuộc UBND tỉnh.

 Bên bãi tập kết VLXD trái phép

 Bên bãi tập kết VLXD trái phép
 Bên bãi tập kết VLXD trái phép "bủa vây" hành lang an toàn cầu sông Hóa

Theo Quyết định số 1983/QĐ-UBND ngày 21/7/2016 của UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thì bãi tập kết VLXD của hộ gia đình ông Dũng không nằm trong quy hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc, bến bãi này phải dừng hoạt động trước ngày 30/9/2016 (Điều 2, Quyết định số 1983/QĐ-UBND). Tuy nhiên từ đó đến nay, không hiểu sao bãi tập kết VLXD của ông Hồ Sỹ Dũng vẫn ngang hoạt động thách thức các quy định của pháp luật.

Điều đáng chú ý, năm 2016, khi cầu sông Hóa chưa được xây dựng đã từng xảy ra vụ sạt lở đường dẫn vào cầu phao sông Hóa nằm trên quốc lộ 37. Mà theo đánh giá của các cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là do các xe chở VLXD tải trọng lớn hoạt động gần đó.

Trước tình trạng trên, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình và TP. Hải Phòng cần khẩn trương vào cuộc, kiểm tra, xử lý triệt để, xoá bỏ những bến bãi hoạt động trái phép trả lại hành lang an toàn cho các công trình giao thông.

Theo Báo Tài nguyên & Môi trường

Tags Thái Bình Bến bãi vật liệu xây dựng Cầu sông Hóa Khánh thành cầu sông Hóa

Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục