Biến đổi khí hậu - Một trong những thách thức lớn nhất đối với Luật nước quốc tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/5/2021 | 4:40:45 PM

Chuỗi sự kiện về chủ đề “Huấn luyện quản trị an ninh nguồn nước xuyên biên giới” vừa được tiếp tục diễn ra vào tháng 4/2021. Sáng kiến này là sự hợp tác giữa Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) và Đại học Vũ Hán (Trung Quốc). Chủ đề của phiên họp thứ tư là “Luật Nước Quốc tế và Biến đổi khí hậu”. Phiên họp này thu hút khoảng 120 người tham gia theo hình thức trực tuyến.



Phát biểu tại phiên họp, Bà Barbara Janusz-Pawletta - Đồng Chủ tịch sự kiện cho biết, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với luật nước quốc tế và đây cũng là chủ đề cần được bàn luận cụ thể trong phiên họp thứ tư này. 
 
Bà Janusz-Pawletta là Chủ tịch UNESCO về quản lý tài nguyên nước ở Trung Á tại Đại học Deutsch-Kasachische của Kazakhstan và là thành viên của Ủy ban Kỹ thuật GWP. Bà cho biết, có nhiều rủi ro liên quan đến khí hậu có thể gây ra những thay đổi hệ sinh thái nước ngọt như lũ lụt và hạn hán.  Từ đó có thể dẫn đến những thay đổi về việc phân bổ nước theo số lượng đồng thời với sự thay đổi của  chất lượng nước. Có thể nói một trong những thách thức lớn nhất của Luật nước quốc tế là biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta chỉ có một lựa chọn là phải thích ứng với hoàn cảnh, thích ứng với những biến đổi này. 
 
Tại sự kiện, bà Sonja Koeppel, Thư ký Công ước nước và đồng Thư ký Nghị định thư về Nước và Sức khỏe tại UNECE đã đề cập các thực tiễn tốt nhất và bài học kinh nghiệm thông qua việc thực hiện các công ước về nước. "Đã có những thành công nhất định về việc có thể tập hợp các cấp chính trị và chuyên gia, kết hợp xây dựng chiến lược với các hoạt động cụ thể trên thực địa và sự tham gia của xã hội dân sự trong quá trình thực hiện theo công ước. Đây là những bài học để các bên có thể rút ra kinh nghiệm và có những điều chỉnh góp ý về Luật nước quốc tế” - Bà Sonja Koeppel cho biết. 
 
Bà Nagaraja Rao Harshadeep, Trưởng nhóm toàn cầu về công nghệ trong nhóm Thực hành Phát triển Bền vững của Ngân hàng Thế giới cũng đã có phát biểu về vai trò của dữ liệu và thông tin trong việc quản lý hậu quả của biến đổi khí hậu trên các vùng nước xuyên biên giới. Bà cho biết, một trong những thách thức lớn của thế giới là làm thế nào để sử dụng dữ liệu có sẵn để nó trở nên hữu ích. Đối với các loại dữ liệu lớn, phương pháp thu thập và phân tích, dịch vụ và sử dụng cần được phải được thể hiện vai trò cũng như được trình bày tốt hơn trong luật nước quốc tế. 
 
Ông Didier Zinsou, Giám đốc Đài quan sát lưu vực sông Niger nhấn mạnh, các khuôn khổ quy định là cần thiết để hỗ trợ các chiến lược cho các tầng chứa nước xuyên biên giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
 
Phiên họp này là một trong những nội dung nằm trong khuôn khổ tổ chức chuỗi sự kiện về chủ đề "Huấn luyện quản trị an ninh nguồn nước xuyên biên giới”  (MOOC) được các chuyên gia hợp tác về nước xuyên biên giới và Mạng lưới cấp cao của GWP, Yumiko Yasuda chủ trì tổ chức.  
 
Kể từ khi bắt đầu mở MOOC vào tháng 8 năm 2020, chuỗi sự kiện đã thu hút hơn 2.000 người tham gia từ 147 quốc gia trên thế giới. Hai phiên họp huấn luyện tiếp theo sẽ tiếp tục bàn về Luật Nước Quốc tế và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nước vào tháng 5 (phiên số 5) và Luật nước quốc tế với chủ đề "Nước ngầm” sẽ được tổ chức vào tháng 6 tới đây (phiên số 6).  
 
Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)
Nguồn tin: gwp.org

Tags Biến đổi khí hậu Luật nước quốc tế GWP

Các tin khác

Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục