Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam sẽ được triển khai tại 10 khu vực ở 9 tỉnh thành phố, kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến hệ sinh thái biển, bảo tồn đa dạng sinh học môi trường biển; nâng cao kiến thức cộng đồng xã hội về mối liên quan giữa việc xả rác nhựa và hậu quả tiêu cực lên môi trường và sức khỏe; nâng cao năng lực cán bộ trong quản lý thực hiện các hoạt động liên quan đến chất thải, rác thải nhựa đại dương.
Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam sẽ được triển khai tại 10 khu vực ở 9 tỉnh thành phố.
Chiều 26/11 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UN Environment) tổ chức Hội nghị cấp cao trực tuyến các nước thành viên ASEAN 3+ và Lễ khởi động Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam.
Chất thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, đang được xem là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Điều này đòi hỏi tất cả chúng ta phải có cách tiếp cận mang tính hệ thống và có tính toàn cầu theo chuỗi giá trị của nhựa để giải quyết triệt để vấn đề nhựa bắt đầu từ nguồn trên đất liền ra đến biển. Cần có sự tham gia của tất cả các khu vực công, khu vực tư nhân, xã hội dân sự, các tổ chức của người dân để cùng làm việc và phối hợp các nỗ lực để giải quyết thách thức này.
Hội nghị các giải pháp về chất thải nhựa khu vực các biển Đông Á năm 2020 (SEA of Solutions 2020) đã đi đến Phiên cuối cùng, cho thấy ô nhiễm chất thải nhựa và chất thải nhựa đại dương là một vấn đề môi trường nghiêm trọng ở phạm vi mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu. Do vậy, cần phải cùng nhau hành động cấp bách, tìm ra các giải pháp hữu hiệu và áp dụng để đối phó với tình trạng ô nhiễm hiện nay và trong tương lai. Với vai trò là quốc gia đồng chủ trì, Việt Nam nói chung và Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng rất vinh dự đã được đóng góp vào thành công đó.
Chống rác thải nhựa đại dương đồng nghĩa với việc chúng ta đang đóng góp vào một nền kinh tế biển bền vững. Đây là nội dung chính mà UNDP đang làm việc cùng Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Na Uy cho Hội nghị cấp cao quốc tế về Kinh tế biển bền vững và Thích ứng với Biến đổi khí hậu "Giải pháp cho nền kinh tế xanh thích ứng với khí hậu”, dự kiến tổ chức vào năm 2021.
Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam nằm trong chương trình Hội nghị quốc tế các giải pháp về chất thải nhựa khu vực các Biển Đông Á năm 2020. Lễ khởi động Dự án được thực hiện với sự tham gia của Tổ chức WWF tại Việt Nam là một cam kết mạnh mẽ, nhằm triển khai thực tế hành động giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam.
Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam do WWF tài trợ sẽ được triển khai tại 10 khu vực ở 9 tỉnh thành phố, bao gồm: A Lưới (Thừa Thiên -Huế); Đà Nẵng; Đồng Hới ( Quảng Bình); Hà Tĩnh; Long An, Rạch Giá (Kiên Giang); Tuy Hòa (Phú Yên) và 3 khu bảo tồn biển là Côn Đảo, Cù Lao Chàm, Phú Quốc. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến hệ sinh thái biển, bảo tồn đa dạng sinh học môi trường biển; nâng cao kiến thức cộng đồng xã hội về mối liên quan giữa việc xả rác nhựa và hậu quả tiêu cực lên môi trường và sức khỏe; nâng cao năng lực cán bộ trong quản lý thực hiện các hoạt động liên quan đến chất thải, rác thải nhựa đại dương; hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Dự kiến, thời gian thực hiện dự án từ 2020-2024; Chương trình được thực hiện với 4 hợp phần: Truyền thông; Chính sách quản lý chất thải rắn; Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; Đô thị giảm nhựa và Khu bảo tồn biển. Đây là hành động thiết thực để chung tay thay đổi hành vi của cộng đồng cũng như gắn kết vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, của toàn xã hội với việc giải quyết rác thải nhựa đại dương.
Theo Thúy Hà/ Công Nghiệp Môi Trường
Tags
Việt Nam
Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
rác thải nhựa
bảo tồn đa dạng sinh học môi trường biển
Sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, nhiều tỉnh, thành miền Bắc đang đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.
Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.
Những ngày này, bên cạnh tập trung khắc phục các thiệt hại, sạt lở, úng ngập do ảnh hưởng của bão số 3, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường được các đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chú trọng.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.