QLMT - Tại Anh, các nhà khoa học đang thử nghiệm dự án bù đắp khí thải bằng một loài thực vật có tính hiệu quả rất cao và hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới.
Những tấm pin mặt trời trên mái nhà, một biểu tượng của năng lượng sạch và bảo vệ môi trường, đã không còn là hình ảnh hiếm gặp tại thủ đô London, Anh. Ở đây, cỏ và hoa dại cũng mọc um tùm. Nhưng thứ mà các nhà khoa học quan tâm là loài thực vật nhỏ bé này: "rêu". Bằng cách nghiên cứu cách rêu phát triển trong môi trường đô thị, các nhà khoa học muốn hiểu rõ hơn rêu có thể hấp thụ CO2, khí thải, cũng như làm giảm nhiệt độ chung của thành phố như thế nào.
Bà Alexandra Lacatusu - nhà nghiên cứu môi trường - chia sẻ: "Rêu là loài thực vật có sức sống mãnh liệt, có khả năng chịu hạn và chịu nhiệt độ khắc nghiệt rất tốt. Không cần đất, nó vẫn có thể sống, quang hợp, hấp thụ carbon và thu giữ các hạt vật chất".
Anh nghiên cứu trồng rêu để hấp thụ khí thải giảm nhiệt độ. (Ảnh: Gardening Advice)
Các nhà khoa học đã chụp ảnh nhiệt hồng ngoại của rêu và các loại thực vật hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời. Trong những hình ảnh này, màu trắng càng sáng thì chứng tỏ mức độ hấp thụ nhiệt càng cao.
Ông Oscar Brousse - nhà nghiên cứu môi trường - cho biết: "Những mái nhà phủ rêu xanh có thể cách nhiệt tốt hơn, làm mát môi trường xung quanh vì rêu thoát nước rất nhiều. Nó cũng có khả năng giữ nước rất cao, có thể hấp thụ lượng nước gấp khoảng 16 lần trọng lượng của chúng chỉ trong vài phút. Điều này giúp ngăn nước chảy tràn trong mưa bão và tránh lũ lụt. Sau đó ta cũng có thể lọc và sử dụng chính loại nước này".
Hiện các nhà khoa học Anh đang lấy mẫu rêu và nuôi trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu các điều kiện môi trường tối ưu cho rêu, cùng với đó là nghiên cứu các thiết kế bề mặt và vật liệu để rêu phát triển phù hợp với quy hoạch thành phố.
AN ĐÔNG (T/h)
Tags
rêu
khí thải
giảm nhiệt độ
hấp thụ CO2
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.