Nông nghiệp không phải là hoạt động hoàn toàn thân thiện môi trường như nhiều người nghĩ
Nhà nghiên cứu Jonathan Foley thuộc Dự án Drawdown lưu ý rằng nếu cộng thêm lượng khí thải gián tiếp, thì nông nghiệp chịu trách nhiệm cho một phần ba tổng lượng khí thải toàn cầu. Nếu coi chất thải từ thực phẩm tương đương một quốc gia, thì quốc gia đó sẽ là quốc gia phát thải carbon lớn thứ ba hoặc thứ tư thế giới.
Hậu quả của nền nông nghiệp mang nặng tính công nghiệp
Vài năm trước, người ta có thể hình dung ra một loạt các giải pháp vừa giải quyết được vấn đề khí thải từ sản xuất lương thực, vừa tránh xa nền nông nghiệp bị công nghiệp hóa. Nhưng trên thực tế, nhiều cách tiếp cận hào hứng nhất đã trở nên trầm lắng khi được xem xét kỹ lưỡng hơn: cô lập carbon trong đất có vẻ khó khăn hơn mong đợi và các phương pháp canh tác tái tạo thông minh bền vững với môi trường cũng không còn được ví như phép màu toàn năng. Nông nghiệp công nghệ cao được quảng cáo rầm rộ ngày càng teo tóp mà một phần là do nhu cầu năng lượng khổng lồ của nó. Giải pháp sinh học với các giống biến đổi gien có vẻ đầy hứa hẹn nhưng chúng vẫn không được ưa chuộng hoặc thậm chí bị coi là bất hợp pháp ở nhiều nơi trên thế giới.
Chúng ta cũng không thay đổi nhiều hành vi của mình. Các nhà khoa học thường xuyên công bố những ước tính gây sốc về tác động của việc chuyển sang chế độ ăn dựa trên thực vật, trong khi việc ăn chay có thể cắt giảm đáng kể lượng khí thải ở cấp độ toàn cầu, cung cấp một nửa lượng khí thải cần giảm để giữ cho hành tinh không nóng vượt qua mốc hai độ C so với thời tiền công nghiệp.
Nhưng trong khi nhiều người cho rằng chế độ ăn chay và thuần chay đang phát triển thành trào lưu trên thế giới, thì thói quen ăn đồ chăn nuôi vẫn khá ổn định trong nhiều chục năm qua tại Mỹ. Nhìn chung, mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở cả Bắc Mỹ và châu Âu tăng mạnh trong 50 năm qua (gần đây, thịt bò đã trở nên ít phổ biến hơn). Và trong khi một số người vẫn tin rằng thịt nuôi cấy và thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm hứa hẹn protein "động vật" sẽ phổ biến trong tương lai, thì không có nhà sản xuất lớn nào thực sự chiếm lĩnh thị trường thịt nhân tạo.
Tất cả những điều này khiến chúng ta phải nản lòng về "nông nghiệp xanh" khi xét đến những thành tựu nhanh chóng đạt được trong năng lượng tái tạo. Ngay cả ở các lĩnh vực khó giảm thiểu carbon khác như sản xuất thép, sản xuất xi măng và nhiều lĩnh vực khác của ngành công nghiệp nặng… gần đây cũng có những sáng tạo xanh đột phá. Vậy mà ngành nông nghiệp vẫn không xanh được thêm chút nào.
Nông nghiệp thoạt nhìn có thể trông giống như một hoạt động thân thiện với khí hậu, nhưng nó vẫn là một vấn đề carbon cứng đầu. Giờ đây có vẻ như vấn đề môi trường trong nông nghiệp ngày càng có khả năng tồn tại lâu hơn các phần khác, rõ ràng hơn của thách thức khử carbon. Chúng ta đã quan niệm biến đổi khí hậu từ lâu như một cuộc khủng hoảng công nghiệp, cần được giải quyết thông qua một cuộc cách mạng công nghiệp mới và xanh.
Nhưng trong vài thập niên, chúng ta có thể thấy mình đã và đang có hướng giải quyết được các vấn đề công nghiệp về sự nóng lên của Trái đất. Nhưng rồi ta lại phải đối mặt với một loạt các thách thức dai dẳng từ bao đời: làm thế nào để khai thác nhiều calo hơn từ ít đất hơn và làm thế nào để làm như vậy mà không làm phá hoại trái đất và đất đai trên hành tinh của chúng ta trong quá trình này.
Giải bài toán cho nông nghiệp không hề dễ
Jonas Jägermeyr của NASA cho biết, khoảng ba phần tư tổng diện tích đất nông nghiệp toàn cầu dễ bị tổn thương đáng kể do biến đổi khí hậu, đồng thời nhắc nhở "hầu như ở mọi nơi bạn nhìn đến, mọi thứ sẽ thay đổi theo cách này hay cách khác". Và điều đó có thể có nghĩa là thực phẩm bạn đang ăn cũng vậy.
Nhà kinh tế học nông nghiệp Chris Barrett nói: "Tin tốt là chúng ta đã từng thấy chương trình này trước đây - chúng ta đã từng phải đối mặt với khủng hoảng". Những ví dụ về thành công mà ông trích dẫn có lẽ rất quen thuộc: Những cải tiến để giải quyết một số thách thức của Dust Bowl* ở Mỹ và sau đó là Cách mạng Xanh ở Châu Á đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi nạn đói theo cách nhanh nhất mà thế giới từng trải qua.
Sự kiện Dust Bowl, còn gọi là Thập niên Ba mươi Dơ bẩn (Dirty Thirties) hay Sự kiện Cơn bão Đen là một giai đoạn lịch sử ở Mỹ và Canada, nổi bật với hiện tượng rất nhiều cơn bão và lốc cuốn theo nhiều cát bụi hoành hành ở các đồng cỏ tại khu vực Bắc Mỹ, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nông nghiệp trong khu vực. Hạn hán nghiêm trọng cũng như việc thiếu khả năng áp dụng các biện pháp canh tác trên đất khô hạn được cho là đã gây ra tình trạng này.
Ngoài ra, việc canh tác sai lầm tại vùng Đại Bình nguyên Bắc Mỹ trong thập niên trước đó, ví dụ như cày bừa quá kỹ ở tầng đất mặt đã tiêu diệt các loài cây cỏ bản địa vốn có hệ thống rễ sâu rông giúp giữ đất và nước ngay cả trong điều kiện hạn hán và nhiều gió bão.
Ông Barrett cũng nhìn thấy nhiều triển vọng ở phía trước: cây trồng tăng cường sinh học; các kỹ thuật mới để cố định nitơ từ không khí, hạn chế việc sử dụng phân bón từ nhiên liệu hóa thạch; các giống cây trồng có khả năng phục hồi, như lúa chịu lũ đang làm thay đổi các cánh đồng lúa ở Nam Á... Nhưng ông cho biết không có giải pháp thần kỳ nào mà thay vào đó, chúng ta cần một loạt các cải tiến và biện pháp can thiệp.
Và sự đổi mới ở quy mô này không chỉ diễn ra trong chớp mắt. Khác với thực vật ngoài tự nhiên, những "mầm non của sự đổi mới” có xu hướng chỉ đơm hoa sau một hoặc hai chục năm nảy mầm về mặt khoa học, chính trị, xã hội và kinh tế (và thường là khó khăn). Ngay cả khi chính trị tương đối ổn định, thì cách vận động khó nắm bắt của thị trường đầy bất thường, cơ sở hạ tầng thường không đủ và thiếu hệ thống hỗ trợ cho những người nông dân… sẽ là rào cản hướng tới sự ổn định và đa dạng của cây trồng.
Ngay tại Mỹ, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nông nghiệp đã giảm gần một phần ba trong thế kỷ này và ông Barrett nói "việc không đầu tư vào việc cải thiện năng suất nông nghiệp, đặc biệt là thực phẩm lành mạnh hơn, về cơ bản là do sự tự mãn". Nói chung, ông tin rằng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp cần phải tăng ít nhất gấp ba lần để theo kịp nhu cầu bùng nổ.
Ông Jägermeyr thuộc NASA gọi đó là "thách thức của thế hệ chúng ta" và đặt vấn đề làm thế nào để cứu hệ thống lương thực khỏi nguy cơ mà ông gọi là "4 lớp kiềm tỏa ". Đầu tiên là vấn đề về năng suất và nạn đói. Thứ hai là rủi ro đối với các hệ sinh thái, đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng do phân bón và những loại ô nhiễm khác. Thứ ba, thách thức về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, vì các loại thực phẩm mà chúng ta đang trồng phổ biến thường trở nên thoái hóa theo thời gian. Và cuối cùng là khí hậu, đang thúc đẩy "một sự thay đổi cơ bản ở hầu hết các vựa lúa trên hành tinh”. Jägermeyr nhận định: "Thách thức hiện giờ khá phức tạp. Và phần đáng sợ là chúng ta phải giải quyết tất cả chúng”.
Theo 1thegioi.vn