Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng ít nhất 2,5 độ C trong thế kỷ này

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/5/2024 | 9:21:03 AM

QLMT - Theo dự báo của hàng trăm nhà khoa học hàng đầu về khí hậu trên toàn cầu, cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn với việc nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên ít nhất 2,5 độ C trong thế kỷ này so với mức thời tiền công nghiệp.

Cuộc khảo sát của trang The Guardian đã cho thấy gần 80% những nhà khoa học thuộc Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đồng thuận với việc nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng ít nhất 2,5 độ C. Có gần một nửa trong số họ dự đoán rằng nhiệt độ có thể tăng ít nhất 3 độ C, vượt xa mức giới hạn 1,5 độ C theo thỏa thuận quốc tế.


Con người đang phải chiến đầu với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Ảnh minh hoạ: ITN

Những hình ảnh về tương lai "phủ bóng đen" với nạn đói, xung đột, di cư hàng loạt do sóng nhiệt, cháy rừng, lũ lụt và bão có cường độ và tần suất vượt xa những gì đã xảy ra đã được nhiều nhà khoa học vẽ ra.

Bà Gretta Pecl, Giám đốc Trung tâm Xã hội học Biển tại Đại học Tasmania, cảnh báo: "Tôi nghĩ chúng ta đang tới gần giai đoạn gián đoạn xã hội lớn trong vòng 5 năm tới. Xã hội sẽ bị choáng váng trước hàng loạt sự kiện cực đoan, việc sản xuất lương thực sẽ bị đình trệ. Tôi không thể cảm thấy tuyệt vọng hơn về tương lai".

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nhấn mạnh rằng, dù tình hình có đến đâu, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu vẫn cần được tiếp tục, vì chỉ cần giảm được 1 độ C cũng sẽ giảm bớt nỗi đau khổ của con người.

Giáo sư Peter Cox tại Đại học Exeter (Anh) nhấn mạnh: "Biến đổi khí hậu sẽ không đột nhiên trở nên nguy hiểm ở mức 1,5 độ C – dù đây là chuyện đã rồi. Và cũng không phải là 'trò chơi kết thúc' nếu vượt ngưỡng tăng 2 độ C”.

Tuy nhiên, với tình trạng hiện tại, các chuyên gia cảnh báo rằng thế giới có thể đang hướng tới mức tăng nhiệt độ khoảng 2,7 độ C, một kịch bản mà ít chuyên gia tin rằng các biện pháp cần thiết sẽ được thực hiện để có thể giảm được mức nhiệt độ này.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị biện pháp bảo vệ con người trước những hậu quả tồi tệ nhất của khí hậu.

Nhưng mặc dù tình hình khá bi quan, vẫn có những tia hi vọng. Như chia sẻ của chuyên gia Henry Neufeldt tại Trung tâm Khí hậu Copenhagen của Liên hợp quốc: "Tôi tin rằng chúng ta có tất cả các giải pháp cần thiết cho lộ trình 1,5 độ C và chúng ta sẽ thực hiện chúng trong 20 năm tới."

Giải pháp và hy vọng vẫn còn nhưng không ít các nhà khoa học và chuyên gia khí hậu cảm thấy lo ngại khi nghĩ đến tương lai của hành tinh. Bà Lisa Schipper tại Đại học Bonn ở Đức bày tỏ: "Nguồn hy vọng duy nhất của tôi với tư cách của một nhà giáo dục, đó là tôi có thể chứng kiến thế hệ tiếp theo thông minh hơn trong các chính sách ứng xử với môi trường”.

TÙNG LÂM (T/h)

Tags nhiệt độ toàn cầu khủng hoang khí hậu sóng nhiệt cháy rừng lũ lụt

Các tin khác

Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm núi lửa phun, động đất, nứt đất, lún đất, trượt lở đất.

Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất.

Ngày 21/7, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu đạt 17,09 độ C, vượt kỷ lục trước đó là 17,08 độ C vào tháng 7 năm ngoái.

Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến mỗi ngày trở nên dài hơn vì băng ở hai cực tan chảy làm thay đổi hình dạng hành tinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục