QLMT - Câu lạc bộ Alpine của Áo (OeAV) ngày 5/4 cảnh báo nước này sẽ gần như “không còn băng” trong vòng 45 năm nữa, khi 2 trong số các sông băng của Áo đã tan chảy hơn 100 mét trong năm ngoái.
Báo cáo mới của OeAV được công bố trong bối cảnh ngày càng nhiều dư luận lo ngại về tác động của tình trạng Trái Đất nóng lên quá mức đối với các sông băng trên khắp thế giới. Theo báo cáo, tốc độ tan băng đã diễn ra nhanh hơn đáng kể trong 7 năm qua.
OeAV tiến hành nghiên cứu đối với 93 sông băng tại Áo. Kết quả cho thấy các sông băng này đã mất đi trung bình 23,9 mét (78,4 feet) vào năm ngoái, đánh dấu đợt tan chảy sông băng lớn thứ 3 kể từ khi bắt đầu tiến hành các thống kê liên quan vào năm 1891. Trong số các sông băng nói trên, hai sông băng Pasterze và Rettenbachferner có sự suy giảm băng nghiêm trọng, lần lượt là 203,5 mét và 127 mét.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT)
OeAV cảnh báo băng tại Áo có thể biến mất phần lớn trong 45 năm tới, trong bối cảnh tình trạng nóng lên cực độ diễn ra ở dãy Alps. Theo tổ chức này, nhà chức trách cần tăng cường các biện pháp hạn chế để bảo vệ khí hậu trước khi quá muộn.
OeAV kêu gọi tăng cường bảo vệ các sông băng như một phần trong nỗ lực chung nhằm duy trì đa dạng sinh học, đồng thời lưu ý rằng việc mở rộng các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết đã khiến các vùng Alpine "chịu áp lực liên tục".
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), các sông băng lớn trên toàn cầu đang chứng kiến băng tan ở mức độ lớn nhất kể từ khi được giám sát bắt đầu vào năm 1950, "do băng tan cực độ ở cả phía Tây Bắc Mỹ và châu Âu".
THIÊN BẢO (T/h)
Tags
sông băng
Áo
Trái Đất nóng lên
băng tan
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.