QLMT - Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt cả nước là 13.002.592 tấn/năm. Lượng CTRSH đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020, tại Việt Nam, giai đoạn này lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh tiếp tục gia tăng mạnh trên phạm vi toàn quốc.
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt cả nước là 13.002.592 tấn/năm. Lượng CTRSH đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
Tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị trong cả nước là 35.624 tấn/ngày, chiếm khoảng 55% tổng khối lượng CTRSH phát sinh của cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có khối lượng CTRSH đô thị phát sinh lớn nhất. Chỉ tính riêng 2 đô thị này, tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ khu vực đô thị lên tới 12.000 tấn/ngày, chiếm 33,6% tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh trên cả nước. Tại một số đô thị nhỏ (từ loại II trở xuống), mức độ gia tăng khối lượng CTRSH phát sinh không cao do mức sống thấp hơn và tốc độ đô thị hóa không cao.
Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10 - 16% mỗi năm.
Tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSH đã có cải thiện nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương. CTR công nghiệp phát sinh với khối lượng tương đối lớn từ các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN, CCN và các làng nghề. Tỷ lệ CTR công nghiệp được thu gom, xử lý đạt trên 90% khối lượng phát sinh.
Lượng phát sinh CTR nông nghiệp, CTR y tế cũng có xu hướng gia tăng hằng năm. Phần lớn CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện đều được thu gom hằng ngày và được phân loại tại nguồn.
Công tác thu gom, xử lý chất thải nguy hại (CTNH) tại một số cơ sở sản xuất quy mô lớn được thực hiện theo quy định. Tuy nhiên việc áp dụng các công nghệ xử lý CTR vẫn còn nhiều hạn chế.
ĐAN VY (T/h)
Tags
chất thải rắn
chất thải sinh hoạt
chất thải đô thị
chất thải công nghiệp
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.