Tại sao nên dừng ngay việc sử dụng bóng bay tại các sự kiện?

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/9/2023 | 3:56:21 PM

QLMT - Trong các ngày lễ, hội, mọi người thường sử dụng các loại bóng bay với đủ màu sắc khác nhau, có cả hoạt động thả thật nhiều bóng bay lên trời để tạo ấn tượng đẹp mắt mà không biết điều đó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Tuy nhiên, ít người quan tâm sau khi hết sự kiện những chùm bóng bay này sẽ đi về đâu? chúng có ảnh hưởng gì tới môi trường hay không?


Ảnh minh hoạ. ITN

Vụ việc 10 học sinh trường Tiểu học Yên Phú (Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá) mới hôm qua (5/9) phải nhập viện cấp cứu khi chùm bóng bay ở lễ khai giảng phát nổ là một lời cảnh tỉnh đối với việc sử dụng bóng bay trong việc trang trí tổ chức sự kiện.

Theo các chuyên gia, khí được bơm vào bóng bay thường là khí hydro. Đây là loại khí rất dễ phát nổ khi gặp nguồn nhiệt. Khí hydro khi nổ sẽ gây ra áp lực rất mạnh, có thể gây bỏng nặng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bóng bay, nguồn khí bên trong cũng rất dễ thoát ra ngoài qua cuống bóng, chỗ buộc dây. Vì vậy không nên mang bóng bay vào trong nhà, vì nếu không may khi hydro trong bóng bay tiếp xúc với bóng đèn, gặp không khí nóng là có thể phát nổ. Bóng bay bơm khí hydro để ngoài trời nắng cũng có thể phát nổ, rất nguy hiểm.


Bóng bay sẽ bay lên cao vì được bơm khí hydro. Ảnh: ITN

Khí hydro là một loại khí nhẹ hơn không khí nên bóng bay sẽ bay lên cao khi được thả. Càng lên cao, không khí càng loãng, áp suất khí quyển giảm làm bóng bay ngày càng giãn to ra, đến một độ cao nhất định quả bóng sẽ bị vỡ và rơi xuống.

Điểm dừng chân của chúng có thể là những cánh rừng, ao, hồ, sông, biển... gây ô nhiễm môi trường. Bóng bay thường được làm từ các vật liệu như cao su tự nhiên, polychloroprene hoặc vải nylon. Bóng bay tất nhiên có thể phân hủy được nhưng sẽ cần mất từ 6 tháng đến 4 năm để có thể tự phân hủy.


Một chùm bóng bay bị rơi xuống biển. Ảnh: ITN

Tệ hơn, các loài động vật sẽ gặp nguy hiểm khi nuốt phải chúng vì nhầm tưởng chúng là thức ăn. Theo một nghiên cứu do Đại học Tasmania, Úc thực hiện cho thấy, bóng bay là nguyên nhân số 1 tạo ra các mảnh vụn rơi xuống biển, dẫn tới nguy cơ gây tử vong cho chim biển. Cụ thể nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra nguyên nhân cái chết của khoảng 1,73 ngàn con chim biển (đủ mọi loài khác nhau) và thấy rằng, 1 trong 3 con chim đã ăn phải vụn cao su của bóng bay.


Một con chim biển ăn nhầm bóng nay. Ảnh: ST

Ngoài ra, việc thả bóng bay thậm chí có thể gây mất an toàn với ngành hàng không. Bóng bay bay vào các đường dây điện có thể gây cháy nổ, chập điện.


Bóng bay vướng vào đường dây điện gây chập điện. Ảnh: ST

Với những lý do đó, thiết nghĩ chúng ta không nên dùng bóng bay làm vật trang trí, không chỉ trong ngày khai giảng mà trong tất cả các ngày khác để bảo vệ môi trường và tránh các rủi ro đối với sức khoẻ, nhất là trẻ em.

TÙNG LÂM

Tags thả bóng bay bóng bay phát nổ khí Hydro

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục