Giống như bất kỳ vùng đất ngập nước ven biển nào khác, có thể coi rừng ngập mặn là "bể chứa carbon" vô cùng hữu hiệu - chúng hút carbon dioxide từ không khí để lưu trữ trong rễ và cành của chúng. Theo một nghiên cứu mới, những khu rừng ngập mặn trên hành tinh của chúng ta làm điều đó tốt đến mức có thể lưu trữ carbon trong hơn 5.000 năm. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của rừng ngập mặn trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu, các nhà nghiên cứu lập luận.
Hệ thống rừng ngập mặn có thể ngăn chặn và giảm thiểu phần lớn tác động xấu của biển, hơn nữa, những cánh rừng như vậy còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật và chúng hoàn toàn thân thiện với môi trường
Các nhà nghiên cứu từ UC Riverside và UC San Diego đã tổ chức một cuộc nghiên cứu về cách rừng ngập mặn ngoài bờ biển La Paz, Mexico, hấp thụ và giải phóng các nguyên tố như carbon - quá trình được gọi là chu trình sinh hóa sinh học. Và phát hiện ra rằng quá trình này chủ yếu do vi khuẩn thúc đẩy, theo đó, các nhà nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu cụ thể loại vi khuẩn và nấm nào đang sống trong khu vực rừng ngập mặn này.
Rừng ngập mặn đôi khi gọi là rừng đước là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hưởng bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Rừng nhiệt đới phân bổ từ vĩ độ 25 Bắc xuống vĩ độ 25 Nam. Theo thống kê năm 2000 rừng ngập mặn phổ biến trên 118 quốc gia trên thế giới với diện tích 137.760 km vuông.
Họ dự đoán rằng carbon sẽ được tìm thấy trong lớp than bùn bên dưới rừng, và kết quả đã khiến các nhà khoa học không khỏi ngỡ ngãng, họ phát hiện ra rằng carbon trong khu vực này đã có tuổi đời hơn 5.000 năm. Emma Aronson, đồng tác giả cấp cao của nghiên cứu và là nhà vi sinh học UCR, cho biết điều đặc biệt ở khu vực rừng ngập mặn không phải là chúng lưu trữ carbon nhanh hơn bất kỳ bể tự nhiên nào khác mà là khoảng thời gian mà chúng có thể bảo quản nó.
Môi trường sinh thái của rừng ngập mặn là chuyển tiếp giữa biển và đất liền do vậy sự tồn tại phân bổ, phát triển và tổ thành loài của rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố sinh thái mà cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá hay khẳng định về mức độ quan trọng của các nhân tố sinh thái đó.
Nằm ở vị trí giao nhau giữa đất liền và biển, có thể nói rừng ngập mặn và cây cầu kết nối giữa hai khu vực sinh thái. Đồng thời nơi đây cũng là nơi trú ẩn cho rất nhiều loài rắn, thằn lằn và chim, trong khi rễ của chúng khi bị ngập nước lại là khu vực sinh sống và sinh sản cho rất nhiều loài cá khác nhau. Hơn thế nữa, rừng ngập mặn cũng mang lại lợi ích cho các cộng đồng ven biển, vì chúng hoạt động như những hàng rào chắn bão và bảo vệ các khu vực nội địa khỏi lũ lụt.
Nhưng đó không phải là tất cả. Rừng ngập mặn cũng có tác động lớn đến khí hậu. Mặc dù chúng chỉ được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và có diện tích khoảng 140.000 km vuông, nhưng có thể coi chúng là những "cỗ máy" lưu trữ carbon tự nhiên mạnh nhất trên hành tinh của chúng ta. Các nghiên cứu cho thấy rằng chúng có thể thu giữ lượng carbon nhiều hơn gấp 4 lần so với rừng nhiệt đới.
Rừng ngập mặn cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu mà con người cần. Con người ăn, đánh bắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trong rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên sử dụng như củi và than (từ những cành cây chết), dược liệu, sợi, thuốc nhuộm, mật ong và lá dừa để lợp mái. Rừng ngập mặn có giá trị về văn hóa đối với rất nhiều người và còn thích hợp cho du lịch. Rừng ngập mặn đang là nơi cung cấp sinh kế cho nhiều người trên toàn thế giới,họ sống dựa vào việc khai khác các giá trị từ những cánh rừng ngập mặn.
Trong nghiên cứu mới đây nhất của mình, các nhà nghiên cứu đã xem xét mật độ cacbon và nitơ cũng như thành phần cộng đồng vi sinh vật thay đổi như thế nào theo tuổi than bùn tại những khu rừng ngập mặn. Theo những dữ liệu thu thập được có thể thấy than bùn bên dưới cây ngập mặn là sự kết hợp của trầm tích ngập nước và các chất hữu cơ đã mục nát. Ở một số khu vực được lấy mẫu cho nghiên cứu, lớp than bùn có thể dày tới khoảng 3 mét bên dưới dòng nước.
"Càng đi sâu vào lớp đất than bùn, bạn sẽ càng tìm thấy ít vi sinh vật hơn", Mia Maltz, nhà sinh thái học vi sinh vật UCR và là tác giả nghiên cứu cho biết.
Bên cạnh rừng ngập mặn, có những hệ sinh thái khác được biết là có lượng carbon già hoặc thậm chí già hơn, chẳng hạn như băng vĩnh cửu ở Bắc Cực và Nam Cực, nơi băng chưa tan. Các nhà nghiên cứu hiện đang xem xét các địa điểm nghiên cứu rừng ngập mặn khác ở Florida, Hawaii và bán đảo Yucatan của Mexico, với hy vọng tìm thấy carbon được lưu trữ hàng nghìn năm.
Matthew Costa, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết một cách để giữ cho cuộc khủng hoảng khí hậu không trở nên tồi tệ hơn là giữ cho rừng ngập mặn không bị xáo trộn. Nếu chúng ta có những biện pháp bảo tồn và giữ cho những khu rừng này tiếp tục hoạt động, chúng có thể giữ lại lượng carbon mà chúng đã cô lập từ bầu khí quyển. Costa kết luận rằng chúng có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Theo ttvn.toquoc.vn