Nồng độ kim loại trong không khí Hà Nội cao hơn Nha Trang và Đà Lạt

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/6/2022 | 9:04:45 AM

Hầu hết các nồng độ kim loại trong không khí cao nhất phát hiện ra đều ở Hà Nội, trong đó đáng chú ý là mangan, nhôm, vladi, crom, sắt, niken, kẽm…

Giáo sư Lê Hồng Khiêm (Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và các cộng sự ở ĐH Đà Lạt, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), Phòng thí nghiệm Vật lý neutron (Viện Liên hợp hạt nhân Dubna) đã có thêm những dữ liệu mới về nồng độ các kim loại trong không khí Hà Nội, Đà Lạt và Nha Trang.

Đó là công bố "Nghiên cứu về dấu vết kim loại trong không khí ở các địa điểm thuộc đồng bằng sông Hồng và cao nguyên miền Nam bằng kỹ thuật giám sát sinh học rêu và phân tích kích hoạt neutron" trên tạp chí Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học sử dụng 45 mẫu rêu Barbula đặt tại trung tâm Hà Nội, Hải Dương, Nha Trang và Đà Lạt vào cuối mùa mưa năm 2019. Sau khi thu thập mẫu vật, họ sử dụng phương pháp phân tích kích hoạt neutron để xác định nồng độ các nguyên tố kim loại tại Phòng thí nghiệm vật lý neutron Frank (FLNP) và phát hiện ra 29 nguyên tố. Hầu hết các nồng độ kim loại cao nhất họ phát hiện ra đều ở Hà Nội, trong đó đáng chú ý là mangan, nhôm, vladi, crom, sắt, niken, kẽm… Nguồn gốc của các ô nhiễm này đều từ các hoạt động của con người trong những vùng đô thị có lượng dân số cao.

Đáng chú ý, các mức nồng độ kali và clo cao trong không khí – chỉ dấu liên quan đến phân bón cây trồng, đều được tìm thấy ở các khu vực trồng lúa ở Đồng Tâm, Hải Dương.

Theo KH&PT

Tags không khí nồng độ kim loại ô nhiễm không khí

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục