Năm 2021, toàn cầu thải ra khoảng 57 triệu tấn rác thải điện tử

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/5/2022 | 8:44:54 AM

QLMT - Diễn đàn Rác thải Thiết bị Điện và Điện tử (WEEE Forum) công bố một báo cáo cho biết, lượng rác thải điện tử toàn cầu trong năm 2021 nặng khoảng 57 triệu tấn, lớn hơn cả khối lượng của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.

Con số nói trên dự kiến sẽ chạm ngưỡng 74 triệu tấn vào năm 2030. Tuy lượng rác thải điện tử lớn như vậy nhưng cho đến nay, chưa đến 20% trong số đó được thu gom và tái chế. 

Năm 2021, toàn cầu thải ra khoảng 57 triệu tấn rác thải điện tử
Ảnh minh hoạ: Elsavaldo

Theo báo cáo nói trên, lượng rác thải điện tử trên toàn thế giới đang tăng lên một cách nhanh chóng. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử của con người ngày càng cao hơn, vòng đời sản phẩm ngắn hơn và các lựa chọn sửa chữa bị hạn chế. Hằng năm, mỗi người dân châu Âu tạo ra từ 4 đến 5 kg rác thải điện tử.

Trong một tuyên bố vào năm 2021, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng "với khối lượng sản xuất và xử lý ngày càng lớn, thế giới phải đối mặt với vấn đề mà một diễn đàn quốc tế gần đây đã mô tả là "cơn sóng thần về rác thải điện tử”, gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe con người”.

Đứng trước sự gia tăng của chất thải điện tử và các mối nguy hại đối với môi trường, lãng phí tài nguyên, các chính phủ và doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển một nền kinh tế tuần hoàn có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải điện tử đang gia tăng trên thế giới và giảm bớt căng thẳng cho chuỗi cung ứng.

Bắc Lãm (T/h)


Tags rác thải điện tử thu gom tái chế kinh tế tuần hoàn

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục