Mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi ni-lông thải ra môi trường

  • Cập nhật: Thứ bảy, 19/3/2022 | 11:35:38 AM

QLMT - Theo báo cáo “Thực trạng nhựa” và “Hành tinh của chúng ta đang chìm trong ô nhiễm nhựa” của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi ni-lông thải ra môi trường, nhưng chỉ 9% trong số đó là được tái chế. Báo cáo trên cũng cho biết, mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ trên toàn thế giới.


Ảnh minh hoạ. ITN

Theo một nghiên cứu gần đây, tổng khối lượng nhựa trên trái đất ngày nay đã gấp 4 lần khối lượng của tất cả loài động vật sống. Hiện nay, thế giới đang phát sinh 200 triệu tấn chất thải nhựa trong lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng năm. Con số này này tương đương với khối lượng của khoảng 523 nghìn tỷ ống hút nhựa. Nếu số ống hút này được xếp nối tiếp nhau theo chiều dài thì có thể quấn quanh thế giới khoảng 2,8 triệu lần. Đó một trong những số liệu được đưa ra trong báo cáo "Nhựa: Chi phí đối với xã mội, môi trường và nền kinh tế” của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) năm 2021. Chúng ta đang ở trong "thời đại của nhựa”, với sản lượng nhựa gần như tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua và dự kiến sẽ tăng lên hơn gấp ba vào năm 2050. Điều đáng lo ngại sản phẩm nhựa phần lớn đều trở thành rác thải.

Tại Việt Nam, lượng rác thải và bao bì nhựa được đưa đến bãi rác mỗi tuần luôn ở mức đáng báo động. Một thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2018 cho thấy, chất thải rắn đô thị phát sinh ở Việt Nam ước khoảng 28 triệu tấn và dự báo đạt 54 triệu tấn vào năm 2030 (tăng 73%). Điều đáng quan ngại là hiện phần lớn chất thải của Việt Nam đang được xử lý "thô sơ” bằng chôn lấp.

Mặt khác, thành phần chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của Việt Nam đang thay đổi theo chiều hướng giảm dần thành phần chất hữu cơ và tăng dần các thành phần chất thải nhựa, khó xử lý.

Số liệu báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ năm 1995, thành phần chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 80 - 96%, nhưng đến năm 2017 thành phần này giảm xuống còn khoảng 50 - 70%. Tỷ lệ nghịch với việc giảm chất thải hữu cơ, là tăng khối lượng chất thải nhựa trong CTRSH. Điều đó thể hiện sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị ngày càng ưu chuộng lối sống nhanh và tiện lợi, ưu tiên các sản phẩm nhựa dùng một lần như các chai, lọ nhựa, bao bì ni-lông, hộp xốp…

Cho đến ngày hôm nay, ni-lông đã làm thay đổi cả thế giới nhờ ưu điểm bền chắc, tiện dụng, chịu được các hiện tượng thời tiết, hay kháng lại các ảnh hưởng của tự nhiên như nấm mốc, côn trùng và giá thành thấp. Loại vật liệu này nhanh chóng "phủ sóng” trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội.  Túi ni-lông được làm từ vật liệu rất khó phân hủy, là loại bao bì bằng nhựa mỏng, nhẹ và rất dẻo dai có tính chống thấm nước, chống ẩm và khả năng chịu lực cao.

Nhưng tác hại của nó thì không thể lường trước được đặc biệt như: Tác hại lớn đến môi trường nó làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, dẫn đến tình trạng xói mòn và sạt lở đất, làm tắc nghẽn đường ống, gây ngập úng ở các đô thị vào mùa mưa, gây bùng phát các bệnh dịch nguy hiểm… Khi những bao bì ni-lông này bị lẫn vào đất, nó làm cho cây cỏ không thể phát triển, dẫn đến việc xói mòn đất ở các vùng núi, tác hại đối với các loài sinh, động vật biển túi ni-lông tồn tại trong môi trường khiến rất nhiều động vật tưởng nhầm là thức ăn khi bị động vật ăn phải sẽ tích tụ trong dạ dày mà không thể tiêu hóa được, gây ra cái chết cho rất nhiều sinh vật biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển. Ni-lông cực kì nguy hại đến sức khỏe của con người túi ni-lông khi đốt sẽ tạo ra hai khí cực độc là dioxin và furan gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ngộ độc, suy giảm miễn dịch, ung thư… cho con người. Nếu dùng bao bì ni-lông đựng thực phẩm khi còn nóng còn xuất hiện tình trạng các kim loại nặng trong túi như chì và cadimi sẽ bị ngấm vào thức ăn gây suy gan, ung thư não và ung thư phổi…

CT.QLMT

Tags túi nhựa môi trường ô nhiễm nhựa chất thải nhựa rác thải

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục