Sau 48 năm, diện tích rừng ngập nặm của Việt Nam giảm gần nột nửa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/3/2022 | 3:10:48 PM

QLMT - Sau 48 năm, tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam đã giảm xuống gần một nửa, ước tính khoảng 185.800 ha (năm 1973) giảm xuống còn 102.160 ha (năm 2020).

Sau 48 năm, diện tích rừng ngập nặm của Việt Nam giảm gần nột nửa - Ảnh 1
Rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: Sơn Vinh

Do diện tích rừng ngập mặn ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long chưa được nghiên cứu và ghi chép đầy đủ, TS. Phan Mạnh Hùng và cộng sự ở ĐH Công nghệ Delft (Hà Lan) đã thực hiện một nghiên cứu có tên gọi "Quản lý rừng ngập mặn và lớp phủ đất ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm mục đích ghi lại sự thay đổi của rừng ngập mặn trong 48 năm qua, từ năm 1973 đến năm 2020. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Ocean & Coastal Management.

Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường ven biển trong lành, cung cấp môi trường sống tự nhiên cho các loài khác nhau, bảo vệ bờ biển và tạp điều kiện thuận lợi cho ngàn lâm nghiệp. Tuy nhiên, mức độ phát triển của rừng ngập mặn của đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam đã và đang phải đối mặt với tác động của cả tự nhiên và con người. 

Thông qua kỹ thuật viễn thám, và ứng dụng GIS, các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ các lớp phủ đất, bao gồm rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản, đất, thực vật và mặt nước dọc theo các huyện ven biển của đồng bằng sông Cửu Long, cũng như phát hiện và phân tích những thay đổi về không gian và thời gian do xói mòn bờ biển hoặc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. 

Các số liệu tổng hợp cho thấy Sau 48 năm, tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam đã giảm xuống gần một nửa, ước tính khoảng 185.800 ha (năm 1973) giảm xuống còn 102.160 ha (năm 2020). Mỗi năm khoảng 2150 ha rừng ngập mặn bị mất hoạt động do nuôi trồng thủy sản, khoảng 430 ha bị mất do xói lở bờ biển. 

Sau 48 năm, diện tích rừng ngập nặm của Việt Nam giảm gần nột nửa - Ảnh 2
Rừng ngập mặn Cà Mau  Ảnh: Thanh Dũng

Diện tích rừng ngập mặn tăng nhẹ kể từ năm 2010 do việc thực hiện một loạt dự án bảo vệ chống xói lở bờ biển và phục hồi rừng ngập mặn của chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên tỷ lệ phục hồi rừng ngập mặn thành công là tương đối thấp. 

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị, sự tồn tại và phát triển của rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có liên quan đến các nguyên nhân chính như: ô nhiễm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không đủ nguồn phù sa, xói mòn bờ biển… Do đó, mô hình trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm là một trong những cách tiếp cận phù hợp nhất để đạt được sự cân bằng có lợi giữa nuôi trồng thủy sản và phát triển rừng ngập mặn.

Lâm Hà


Tags rừng ngập nặm Việt Nam suy giảm

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục