QLMT - Một báo cáo của dự án COMPOSE về giải pháp giảm thiểu chất thải tại Việt Nam cho biết, theo một nghiên cứu khoa học của tổ chức phi chính phủ WWF, trung bình một người ăn vào 5 gram nhựa mỗi tuần.
Ảnh minh hoạ. COMPOSE
Để dễ hình dung, bạn có thể tưởng tượng lượng nhựa mà con người hấp thụ vào cơ thể mỗi tuần tương đương với trọng lượng của một chiếc thẻ tín dụng. Điều bất ngờ, lượng nhựa đó phần lớn đến từ nước đóng chai hoặc nước máy, nhưng cũng có thể đến từ thực phẩm như cua ốc, bia hoặc muối.
Các nguồn phát thải vi nhựa có thể kể đến đó là túi nylon, đò đựng bằng nhựa, chất thải nhựa được chôn lấp, lốp xe, quần áo… Các hoạt động đô thị có tác động trực tiếp đến hàm lượng vi nhựa trong các môi trường nước. Khi chất thải nhựa phân huỷ, chúng sẽ xâm nhập vào môi trường tự nhiên. Sự hiện diện của vi nhựa có liên quan chặt chẽ đến các hoạ động của con người. Với kích thước milimet, chúng bắt nguồn từ quá trình thoái hoá và phân rã của chất thải đô thị, ngoài ra còn có các vi hạt mỹ phẩm và hàng dệt trong quá trình giặt nhiều lần.
Hàm lượng các hạt vi nhựa trong các môi trường nước ở Hà Nội. Nguồn: COMPOSE
Báo cáo trên đã thống kê các nghiên cứu về vi nhựa ở Việt Nam cho thấy nồng độ của vi nhựa rất cao, đặc biệt là ở các sông, hồ, nhất là các sông nhỏ trong đô thị, như sông Tô Lịch ở Hà Nội với hơn 2522 hạt/m3 (trong khi Vịnh Hạ Long, nồng độ này chỉ là 0,8 hạt/m3), các khu công nghiệp dệt hoặc nhựa là những nguồn phát thải vi nhựa rất lớn. Chính vì ngành công nghiệp dệt mà sông Sài Gòn có nồng độ vi nhựa cực cao, từ 22.000 đến 251.000 hạt/m3.
Ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam cao đến mức tác động đến cả môi trường không khí (mưa và bụi) ở nồng độ rất cao.
Chuyên trang Quản lý môi trường
Tags
nhựa
chất thải vi nhựa
vi nhựa
ô nhiễm môi trường
mỹ phẩm
khu công nghiệp dệt
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.