Tổng nhu cầu nước sẽ tăng 32% vào năm 2030

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/1/2022 | 5:11:58 PM

QLMT - Một báo cáo gần đây của Nhóm Tài nguyên Nước 2030 (2030WRG, 2017) đã chỉ ra những thách thức Việt Nam sẽ phải đối mặt. Theo kịch bản thông thường, trong mùa khô, dự đoán tổng nhu cầu nước sẽ tăng 32% vào năm 2030, nếu không có sự thay đổi.

Sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu nước được dự báo sẽ gây áp lực cho nguồn nước của 11 trong số 16 lưu vực sông tại Việt Nam vào năm 2030. Điều này có nghĩa 5 lưu vực sông sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng về nước vào năm 2030 - căng thẳng nước sẽ xảy ra nghiêm trọng tại các lưu vực kinh tế trọng điểm.

Tổng nhu cầu nước sẽ tăng 32% vào năm 2030

Theo một báo cáo của Ban Nước Toàn cầu thuộc Ngân hàng Thế giới, sử dụng đơn vị đo sự căng thẳng về nước, chỉ số khai thác nước (tỉ lệ khai thác, sử dụng so với tổng lượng nước sẵn có) cho thấy mức độ khai thác, sử dụng nước ở các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, cụm sông Đông Nam Bộ và lưu vực sông Đồng Nai là quá nhanh và đang tiến tới mức không bền vững. Các lưu vực này đóng góp 80% GDP của Việt Nam.

Với nguồn tài nguyên nước dồi dào, Việt Nam có thể tạo ra nhiều lợi ích kinh tế hơn so với hiện tại. Với mỗi đơn vị (m3) nước, Việt Nam chỉ tạo ra 2,37 đôla GDP, khoảng 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,42 đôla. Khi nguồn tài nguyên nước bị hạn chế, cần chú trọng hơn đến hiệu suất sử dụng - tạo ra nhiều giá trị hơn trên mỗi đơn vị nước sử dụng - cùng với đảm bảo giảm nhu cầu nước tổng thể.

Chuyên trang Quản lý môi trường

 


Tags nhu cầu nước tài nguyên nước

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục