QLMT - Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí PNAS của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, đại dịch Covid-19 đã tạo ra 25.900 tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương.
Khẩu trang và các loại rác thải nhựa gây ô nhiễm biển Adriatic. Ảnh nhóm nghiên cứu chụp hồi tháng 8/2021
Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu về nhựa dùng một lần tăng cao, gây thêm áp lực đối với vấn đề rác thải nhựa vốn đã mất kiểm soát trên toàn cầu. Với quy trình quản lý chưa phù hợp, lượng rác thải nhựa trong đó có đồ bảo hộ y tế, khẩu trang và găng tay đã vượt quá khả năng xử lý của các quốc gia.
Từ khi đại dịch bắt đầu, 193 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tạo ra khoảng 8,4 triệu tấn rác thải nhựa. 46% lượng rác thải nhựa xuất phát từ châu Á do hoạt động sử dụng khẩu trang của cư dân, tiếp theo là châu Âu (24%), châu Mỹ (22%) và châu Phi (8%).
Theo các nhà khoa học, hầu hết rác thải nhựa từ đại dịch sẽ xuất hiện tại các bãi biển hoặc chìm xuống đáy đại dương vào cuối thế kỷ này. Hai tác giả Peng và Wu đến từ Đại học Nam Kinh, Trung Quốc cho biết 87,4% lượng rải thải là từ các bệnh viện, thay vì nhu cầu dùng đồ bảo hộ cá nhân (PPE) - vốn chỉ chiếm 7,6%. Bao bì và bộ dụng cụ xét nghiệm chiếm khoảng 5%.
Tính đến tháng 8/2021, hàng nghìn tấn khẩu trang, găng tay, bộ dụng cụ xét nghiệm đã theo dòng chảy của 369 con sông lớn trôi ra các đại dương. Trong đó, sông Shatt al-Arab mang theo 5.200 tấn rác thải PPE, sông Indus vận chuyển 4.000 tấn, còn con số của sông Dương Tử (Trung Quốc) là 3.700 tấn.
Phát hiện nói trên cho thấy mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới môi trường sống, không chỉ trong thời gian ngắn mà có thể kéo dài trong nhiều năm về sau. Trong đó có nhiều con sông và một số lưu vực cần được chú ý đặc biệt đối với vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.
Chuyên trang Quản lý môi trường
Tags
Đại dịch
Covid-19
rác thải nhựa
đại dương
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.