QLMT - Theo số liệu tính toán, khu vực Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là hai vùng có lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất cả nước.
Kết quả ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên một đơn vị diện tích tại các vùng trên cả nước cũng cho thấy, áp lực về nước thải sinh hoạt đối với vùng ĐBSH là lớn nhất, tiếp đến là khu vực ĐNB.
Tỷ lệ đóng góp nước thải sinh hoạt phát sinh tại các vùng trên cả nước. Nguồn: Tổng cục Môi trường
Đây là hai khu vực có kinh tế phát triển mạnh, thu hút đông đảo lực lượng lao động từ các nơi khác đến. Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt có dân số tập trung cao, đi kèm với đó là lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chiếm tỷ lệ lớn trong vùng. Đồng bằng sông Hồng chiếm 23%, còn Đông Nam Bộ chiếm 20% lượng nước thải cả nước. Trong đó, Hà Nội chiếm hơn 37% tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực ĐBSH, thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 54% tổng lượng nước thải của vùng ĐNB.
Lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích đất ở khu vực đô thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải của các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố, ảnh hưởng lớn đến chất lượng các nguồn tiếp nhận.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm về môi trường nước các lưu vực sông cũng cho thấy, hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam chủ yếu dùng chung cho cả thoát nước thải và nước mưa. Theo các số liệu tổng hợp, ước tính có khoảng 60% hộ gia đình ở đô thị có đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng. Tỷ lệ đấu nối này khác nhau ở mỗi thành phố, tuỳ thuộc vào mật độ dân số và điều kiện địa chất.
Số liệu báo cáo năm 20181 cho thấy, tỷ lệ nước thải sinh hoạt ở các đô thị loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt khoảng 12,5%, tăng 5% so với giai đoạn 2011 đến 2015, với 45 nhà máy, trạm XLNT tập trung đặt tại 29 tỉnh thành phố. Tỷ lệ số đô thị có công trình XLNT sinh hoạt đạt tiêu chuẩn tỷ lệ thuận với cấp đô thị.
Ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông (LVS) xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tác động không hề nhỏ từ nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình và nước thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, khu du lịch...). Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018 về môi trường nước các lưu vực sông, tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên tổng lượng nước thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông khá cao, chiếm đến trên 30%.
Chuyên trang Quản lý môi trường
Tags
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Hồng
nước thải sinh hoạt
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.