Chi phí sự nghiệp môi trường chiếm 1,25% tổng chi ngân sách Nhà nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/9/2021 | 3:00:52 PM

QLMT - Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019, chi phí sự nghiệp môi trường tăng dần hàng năm, ở cả Trung ương và địa phương. Năm 2019, chi phí cho sự nghiệp môi trường là 20.442 tỷ đồng tương đương 1,25% tổng chi ngân sách Nhà nước.



Chi phí cho sự nghiệp môi trường năm 2010 là 6.230 tỷ đồng, năm 2011 là 7.250 tỷ đồng (trong đó Trung ương: 1.100 tỷ, địa phương: 6.150 tỷ; tăng 16,37% so với năm 2010), năm 2015 là 11.400 tỷ đồng (trong đó Trung ương: 1.700 tỷ, địa phương: 9.700 tỷ; tăng 14,2% so với năm 2014), năm 2018 là 18.392 tỷ đồng tương đương 1,2% tổng chi ngân sách Nhà nước (trong đó Trung ương: 2.100 tỷ đồng, địa phương: 16.292 tỷ đồng), năm 2019 là 20.442 tỷ đồng tương đương 1,25% tổng chi ngân sách Nhà nước (trong đó Trung ương: 2.290 tỷ đồng, địa phương: 18.152 tỷ đồng).

Trong đó kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn (CTRSH) đô thị hiện nay phần lớn sử dụng ngân sách Nhà nước do mức thu phí vệ sinh còn thấp, chỉ đủ chi trả một phần cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH (chưa tính đến chi phí xử lý). 

Theo báo cáo năm 2014 của URENCO Hà Nội, chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển vào khoảng 600 tỷ đồng/năm trong khi tổng nguồn thu từ phí vệ sinh chỉ khoảng 30 tỷ đồng, chiếm 5% tổng số chi. Mức thu phí vệ sinh hiện từ 4.000 - 6.000 đồng/người/ tháng hoặc từ 10.000 - 20.000 đồng/hộ/tháng tùy theo mỗi địa phương. Mức thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ chỉ từ 120.000 - 200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy mô, địa phương. Mức phí này so với mức thu nhập bình quân hộ gia đình ở các đô thị chỉ chiếm khoảng 0,125% - 0,167%. Trên thực tế, nguồn kinh phí thu được từ phí vệ sinh môi trường chỉ đủ chi trả khoảng 20 - 25% chi phí thu gom và vận chuyển CTRSH đô thị (Bộ Xây dựng, 2015). 

Nguồn kinh phí cho hoạt động xử lý CTRSH là ngân sách Nhà nước. Do vậy, tùy thuộc vào mỗi địa phương mà mức chi trả cho công tác xử lý CTRSH khác nhau, không thống nhất trên toàn quốc. Mức hỗ trợ xử lý của các cơ sở xử lý CTRSH trung bình khoảng 250.000 đồng/tấn nhưng giá trị này có sự khác nhau giữa các loại hình công nghệ xử lý, giữa các tỉnh/thành phố. Nhiều địa phương có cơ sở xử lý CTRSH với mức chi phí xử lý cao (trên 400.000 đồng/tấn) như: Cơ sở chế biến compost và đốt CTRSH Túc Trưng - Định Quán và Khu xử lý Phú Thanh - Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (410.000 đồng/tấn và 444.900 đồng/tấn); Cơ sở xử lý CTRSH tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ (400.000 đồng/tấn)… 

Chi phí xử lý của các bãi chôn lấp CTRSH trung bình khoảng 122.000 đồng/tấn, tuy nhiên chủ yếu mới tính chi phí vận hành chứ chưa tính toán chi phí đầu tư, mặt bằng, đất đai… Các địa phương có nguồn chi ngân sách lớn cho công tác quản lý CTRSH là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Trong năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh chi hơn 2.000 tỷ đồng, Đà Nẵng chi 176 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu chi 102 tỷ đồng... Các tỉnh khác chi trung bình khoảng từ 20 - 40 tỷ đồng/năm, thấp nhất có những tỉnh chi khoảng 03 đến 10 tỷ đồng/năm.

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019 


Tags Chi phí sự nghiệp môi trường chi phí thu gom chi trả loại hình công nghệ xử lý

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục