QLMT - Chôn lấp là phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2019, trong số các bãi chôn lấp hiện nay chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã.
Các bãi chôn lấp tại các thành phố lớn hiện đang quá tải
Khác biệt về đặc điểm giữa bãi chôn lấp hợp vệ sinh và bãi chôn lấp hở, không hợp vệ sinh:
- Bãi chôn lấp hở: không thu gom, xử lý khí thải và nước rỉ rác. Phương pháp này chiếm diện tích lớn, thời gian phân hủy kéo dài, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất khu vực xung quanh do phát tán các khí thải, mùi, nước rỉ rác...
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: được thiết kế đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường, có hệ thống thu gom khí thải, nước rỉ rác để xử lý và bổ sung chất khử mùi. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có thể thu hồi khí biogas và sử dụng để phát điện.
Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp chủ yếu đang được áp dụng tại các đô thị lớn, ví dụ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Việc thu gom, xử lý nước rỉ rác của các bãi chôn lấp được giao cho đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp, trong một số trường hợp khác, việc xử lý nước rỉ rác được giao cho đơn vị độc lập với đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp.
Các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại các thành phố lớn hiện đang quá tải, có khả năng gây ô nhiễm môi trường và thường gặp phải sự phản đối của người dân. Hiện nay, các thành phố trên đang xúc tiến các phương pháp thiêu đốt phát điện để thay thế công nghệ chôn lấp. Phần lớn bãi chôn lấp tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm dụng diện tích đất lớn, gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi, khí thải, nước rỉ rác, nhiều trường hợp gây ra sự cố phải xử lý phức tạp và tốn kém.
Chuyên trang Quản lý môi trường
Tags
bãi chôn lấp
chất thải rắn sinh hoạt
hợp vệ sinh
bãi chôn lấp hở
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.